Kinh nghiệm kinh doanh mở nhà hàng, quán ăn từ A-Z

Kinh doanh nhà hàng luôn là sự lựa chọn của nhiều người muốn “khởi nghiệp”. Vì nhu cầu và xu hướng của thị trường ngày còn tăng và đặc biệt là lợi nhuận của nghành này rất lớn.

Tuy nhiên, thị trường nhà hàng, quán ăn luôn có sự cạnh tranh khốc liệt, bạn sai lầm một bước có thể thể trả giá bằng thất bại liền. Vậy nên trước khi mở nhà hàng quán ăn bạn cần chuẩn bị nhiều kiến thức, tiền bạc và công sức.

Vậy mở nhà hàng cần chuẩn bị những gì? Dưới đây JiDODigital xin chia sẻ ít kiến thức, kinh nghiệm cho việc mở nhà hàng để giúp bạn có sự chuẩn bị trước.

kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng quán ăn

Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp

Nói về kinh doanh nhà hàng thì có rất nhiều ý tưởng, nhiều mô hình cho bạn lựa chọn từ sang trọng, trung cấp cho đến bình dân, rồi thức ăn nhanh, buffe, nhà hàng tiệc cưới, café…Vậy nên ngay từ đầu bạn cần phải xác định mô hình kinh doanh phù hợp với bản thân, nguồn vốn và cả thị hiếu thị trường.

Ngoài ra bạn có thể kết hợp, sáng tạo các ý tưởng nhà hàng, ăn uống độc đáo mới lạ của riêng mình để gây ấn tượng và tạo dấu ấn cho khách hàng.

Hoặc bạn cũng có thể tham khảo bạn bè, người thân, hoặc những người đi trước để có thêm kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng và có những lựa chọn đúng đắn trước khi quyết định đầu tư.

Nghiên cứu thị trường – Xác định khách hàng mục tiêu

Sau khi đã lựa chọn được mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp. Tiếp theo bạn cần nghiên cứu thị trường, xác định được khách hàng của bạn là ai? Bên cạnh đó trả lời được các câu hỏi liên quan như sau:

Bạn có bao nhiêu tiền để mở được nhà hàng, quán ăn theo mô hình bạn đưa ra?

Thực đơn bạn hướng tới có bao nhiêu món, món nào là chủ đạo?

Nguyên liệu, đầu vào bạn sẽ lấy ở đâu?

Đối tượng bạn hướng tới là ai? Sở thích ăn uống của họ như thế nào?

Nguồn thực phẩm sẽ lấy ở đâu?

Đối tượng khách hàng hướng đến là ai?

Và đương nhiên, để làm được điều này thì bạn cần có một kế hoạch, một lộ trình rõ ràng chứ không thì bạn sẽ phá sản khi còn chưa mở cửa khai trương.

Thêm một lưu ý rất quan trọng đó chính là đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới. Khách hàng có độ tuổi bao nhiêu, sở thích như thế nào, thu nhập ra sao? Dựa vào đây bạn có thể mở nhà hàng phù hợp. Ví dụ như

Đối tượng trung niên, lớn tuổi: Đây là là những đối tượng có thu nhập ổn định, tính trầm hơn, không thích sự ồn ào, quan tâm đến chất lượng món ăn, ưu thích sự sang trọng.

Đối tượng trẻ tuổi: Đối tượng này thích cái mới, khám phá, quan tâm về hình thức, checkin sống ảo, dễ cuốn và trào lưu và hiệu ứng đám đông.

Khi bạn có được những đặc điểm, sở thích của từng khách hàng thì bạn sẽ dễ dàng phục vụ và đáp ứng thị hiếu của khách hàng hơn.

Mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn

Tài chính luôn là vấn đề, yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh nhà hàng. Tài chính quyết định quy mô của nhà hàng lớn hay nhỏ.

Và trước khi kinh doanh nhà hàng thì bạn nên lập một bảng dự toán chi phí mở nhà hàng. Trong thời gian đầu bạn cần rất nhiều vốn để mua sắm thiết bị, mặt bằng, nhân viên… và thời gian đầu chưa có khách thì bạn cần vốn lớn để có thể duy trì hoạt động nhà hàng trong thời gian đầu.

Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng được tính toán dựa trên các yếu tố như:

Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thiết kế, thi công, trang trí, tính theo các chi phí sữa chữa, bảo dưỡng

Chi phí trang thiết bị dành cho nhà hàng: bao gồm các trang thiết bị phần cứng như bàn ghế, máy lạnh, máy tính, camera an ninh hoặc máy POS, máy móc và thiết bị phục vụ chế biến tại khu vực bếp, v.v… và các thiết bị phần mềm như phần mềm quản lý nhà hàng.

Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí marketing cho nhà hàng

Chi phí nhân viên

Chi phí cho các loại giấy phép kinh doanh

Chi phí duy trì hoạt động kinh doanh như chi phí điện nước, wifi, chi phí bảo trì trang thiết bị,…

Thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng

Thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng

Vị trí thuê mặt bằng

Khi bạn đã xác định được đối tượng khách hàng của bạn là ai thì lựa chọn điạ điểm thuê mặt bằng cho phù hợp.

Nếu khách hàng của bạn là dân văn phòng thì nên mở nhà hàng, quán ăn gần văn phòng, các toàn nhà văn phòng. Nếu là quán cơm bình dân thì nên chọn những nơi gần sinh viên, học sinh, trường học, ký túc xá, khu công nghiệp…

Bên cạnh đó, nhà hàng quán ăn của bạn nên chọn những nơi đông người, gần khu dân cư, khu công nghiệp, gần trục đường chính để thuận tiện giao thông đi lại của khách hàng.

Bên cạnh đó, cũng cần xem xét khu vực đó có nhiều nhà hàng mở rồi hay chưa? Nếu chưa thì tốt cho bạn, nhưng nếu có rồi thì bạn cần gì, có gì để có thể cạnh trạnh lại với họ.

Chi phí thuê mặt bằng

Nhưng mình đã nói ở trên thì chi phí luôn là vấn đề quan trọng. Có thể bạn tìm được mặt bằng ưng ý như lại quá sức tài chính của bạn, ngược lại có những mặt bằng “không đẹp” cho lắm như bù lại chi phí vừa phải.

Vậy nên ngay từ đầu, bạn cần lập kế hoạch tài chính, chi phí trước khi mở nhà hàng, quán ăn.

Diện tích và không gian

Khi thuê được mặt bằng thì bạn quan tâm đến diện tích và thiết kế không gian cho nhà hàng sao cho phù hợp.

Diện tích mặt bằng nên đảm bảo yếu tố thoải mái cho khách hàng, có đủ không gian riêng cho khu vực bếp, chỗ nghỉ cho nhân viên. Một trong những nguyên tắc về phân bổ diện tích trong nhà hàng mà bạn có thể tham khảo để đưa ra quyết định lựa chọn diện tích mặt bằng là nguyên tắc 50:30:20: 50% diện tích là khu vực phục vụ khách hàng (dining area), 30% là khu vực bếp (kitchen) và 20% là khu vực phục vụ.

Còn về không gian nhà hàng thì nên đủ ánh sáng, rộng rãi, thoáng mát. Không gian trang trí trong quán ăn cũng cần có phong cách riêng, thể hiện được sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của chủ quán và cả đối tượng mà bạn hướng tới.

Hợp đồng thuê mặt bằng

Kinh doanh nhà hàng là con đường lâu dài, vậy nên khi ký hợp đồng thuê nhà thì tốt nhất là nên thuê 1 năm hoặc nhiều hơn, thậm chí là 5 năm nếu bạn xác định làm lâu dài và nguồn vốn tốt.

Hợp đồng phải càng cụ thể càng tốt, như giá thuê bao lâu thì không tăng nữa, hoặc mỗi năm tăng bao nhiêu %, nếu chấm dứt hợp đồng thì đền bù bao nhiêu…

Khi kinh doanh nhà hàng thì có 1 vấn đề bạn cần lưu ý đó là khi bạn kinh doanh tốt thì chủ nhà lấy lại mặt bằng để kinh doanh tiếp. Vậy nên bạn cần cụ thể bằng hợp đồng để tránh những rủi ro như vậy.

Lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng

phong cách thiết kế nhà hàng

Phong cách thiết kế nhà hàng phụ thuộc vào sở thích của bạn, và đặc thù của đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới.

Đối tượng trung niên thì không gian sang trọng, ấm cúng, đối tượng trẻ thì không gian hiện đại, trẻ trung, phá cách. Cho dù phong cách nhà hàng của bạn như thế nào đi nữa thì bạn cần đảm bảo không gian ẩm thực đúng như bạn mong muốn.

Bên cạnh đó các vật dụng trang trí, màu sắc, số lượng bàn ghế đủ dùng, không nên đặt quá nhiều làm cho không gian trở nên chật chội, không thoải mái ảnh hưởng đến tâm trạng thưởng thức món ăn của khách hàng.

Khu vực nhà bếp: nên được thiết kế theo nguyên lý bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra cơ chế thoát nước, lọc dầu mỡ, khử mùi, xả khói hay an toàn sử dụng gas cũng hết sức quan trọng, bạn nên dự trù thật kĩ trước khi lắp đặt.

Khu chế biến: Cần phải có đầy đủ khu dành cho việc nhận, cất giữ nguyên liệu, sơ chế, nấu, rửa chén bát, khu đựng rác, thuận lợi cho nhân viên và khu dành cho văn phòng. Hãy sắp xếp khu chế biến thức ăn sao cho chỉ cách khu nấu nướng vài bước chân.

Khu dành cho khách: Đây là khu quan trọng, nên hãy dành nhiều không gian cho nó. Đảm bảo tạo ra không gian thoải mái, thoáng đãng cho khách thưởng thức món ăn. Cố gắng dành nhiều thời gian, phân tích để bày trí, trang trí không gian đó thật đẹp.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Muốn có nhà hàng đạt chuẩn, phục vụ khách hàng tốt hơn thì bạn cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất: như bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, âm thanh, hệ thống điện nước, các đồ dùng nhà bếp…

Rồi biển hiệu, quầy thanh toán cần máy tính, máy tính tiền, quày đựng đồ uống…

Ngoài ra bạn cần chú ý thêm các vấn đề như chỗ để xe, nhân viên trông giữ xe để khách hàng yên tâm thưởng thức món ăn.

Menu

Giá bán và định lượng

Menu theo nhiều người nghĩ rằng nó đơn giản là các list các món ăn để thông tin cho khách lựa chọn thì đó là sai lầm chết người.

Giá bán và định lượng món ăn trên menu dựa vào chi phí mua nguyên liệu, giá mặt bằng chung để tính toán. Thông thường, giá bán sẽ cao hơn tổng giá nguyên liệu từ 30% – 40%, đây là chi phí dành cho công nấu ăn, tiền dịch vụ.

Ví dụ: Món mực nướng sa tế, giá nhập vào 50.000/ suất, cùng với gia vị, các nguyên liệu khác: 10.000. Tổng là 60.000. Lấy chi phí nguyên liệu chia cho 40% là 150.000. Vậy giá bán cho món mực sa tế là 150.000.

Giá bán thì cũng không nên thấp quá ảnh hưởng đến lợi nhuận, nhưng cũng không thể cao quá lại ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng thấy giá cao mà không ghé nhà hàng của bạn.

Tương tự như giá bán thì định lượng món ăn cực kỳ quan trọng. Nếu cùng giá bán với đối thủ như nếu định lượng món ăn bạn nhiều thì bạn sẽ lỗ, mà khách ăn lại bỏ thừa gây lãng phí. Ngược lại nếu lượng thức ăn ít thì khách sẽ cảm giác khó chịu. Vậy nên ngay từ đầu, bạn làm việc với bếp trưởng về vấn đề định lượng món ăn hợp lý, vừa đủ. Vừa tiết kiệm nguyên liệu nhưng vừa đủ cho khách hàng hài lòng.

Nguyên liệu đầu vào thì có thể thay đổi theo mùa, biến động theo thị trường như rau củ, hải sản…dẫn đến giá nhập nguyên liệu thay đổi thất thường.

Và đương nhiên thì bạn cũng không thể thay đổi giá hoài như vậy được, khách hàng sẽ không hài lòng, và không thoải mái. Vậy nên bạn cân bằng giá nhập và giá bán từ ban đầu, dự trù việc tăng giảm giá nguyên liệu đầu vào từ ban đầu sẽ giúp bạn ổn định giá bán hơn.

Menu phải thiết kế đẹp

menu nhà hàng

Một thực đơn trình bày cẩu thả, các món ăn sắp xếp lộn xộn, thiếu giá, thiếu hình ảnh thì chắc chắc không tạo thiện cảm cho khách hàng.

Vậy nên việc menu thiết kế cần phải đẹp, chuyên nghiệp tạo ấn tượng ngay từ đầu cho khách gọi món ăn.

Phong cách thiết kế menu, thực đơn nên hài hòa với phong cách thiết kế của nhà hàng. Các tên món ăn nên dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Nếu được thì nên thiết kế thêm hình ảnh 3D cho sinh động và khách hàng dễ hình dung.

Nhân viên phải chuyên nghiệp

Khi tuyển dụng nhân viên thì bạn phải có bảng mô tả công việc cần có, mức lương của nhân viên phù hợp với khối lượng công việc mà họ phải làm.

Người quản lý

Nếu như bạn là chủ, là người tự quản lý nhà hàng thì tốt. Còn không có kinh nghiệm quản lý thì việc thuê một quản lý là điều đương nhiên. Đây là vị trí quan trọng nhất trong nhà hàng, vậy nên khi tuyển dụng nên tuyển các quản lý đã có nhiều kinh nghiệm, có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp vật liệu.

Đồng thời phải có kỹ năng làm việc, lãnh đạo chuyên nghiệp. Và để tuyển được người quản lý như vậy thì bạn cần có mức lương xứng đáng cho họ.

Bếp trưởng và đầu bếp

Hương vị, khẩu vị món ăn quyết định khách hàng có ghé nhà hàng bạn nhiều lần nữa không là phục thuộc bếp trưởng và đầu bếp nhà hàng của bạn. Vậy nên khi bạn xác định mô hình kinh doanh nhà hàng gì nên tuyển đầu bếp chuyên về lĩnh vực để cho ra được những món ăn ngon và hấp dẫn khách hàng.

Người phục vụ

Đây là bộ phận nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vậy nên tuyển những bạn nhanh nhẹn, nhiệt tình và luôn vui vẻ với khách hàng, cùng với đó là thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Điều này mới để lại ấn tượng cho khách, và khách sẽ thường xuyên ghé nhà hàng bạn nhiều hơn.

Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng

Trước khi khai trương nhà hàng thì cần phải xin giấy phép kinh doanh nhà hàng và các giấy tờ liên quan về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra nếu nhà hàng bạn có kinh doanh đồ uống có cồn như bia, rượu thì cần có giấy phép kinh doanh mặt hàng này.

Bạn nên hoàn thành sớm các thủ tục này để tránh những rắc rối về sau. Nên nếu được bạn nên thành doanh nghiệp tư nhân, hoặc hộ kinh doanh sẽ tiện cho việc giấy tờ sau này.

Marketing và quảng bá

Bạn mở nhà hàng ra không phải trông chờ khách hàng tự đến mà bạn cần phải làm marketing và quảng cá nhà hàng của bạn để nhiều người biết đến.

Có rất nhiều hình thức marketing quảng bá hình ảnh nhà hàng của mình. Như marketing offline như phát tờ rơi, tổ chức chương trình khuyến mãi hấp dẫn thu hút khách hàng.

Hoặc các hình thức marketing online như quảng cáo facebook ads, quảng cáo google ads, quảng bá video trên nền tảng tiktok, youtube, các group facebook về ăn uống, ẩm thực…và đừng quên thiết kế website cũng là một cách marketing tốt nhất cho nhà hàng đấy.

Mời các reviewer đến dùng món ăn và họ sẽ pr, quảng bá nhà hàng của bạn trên kênh của họ, vì họ có rất nhiều lượng người theo dõi (fan). Khi video của họ đăng lên thì rất nhiều sẽ biết đến nhà hàng của bạn.

Tuy nhiên, nhà hàng nên nghiên cứu kỹ xem kênh truyền thông và phương pháp nào phù hợp với mình nhất, tránh ôm đồm triển khai quá nhiều nhưng cuối cùng lại lãng phí tiền của mà không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm mở nhà hàng quán ăn hiệu quả. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc mở nhà hàng. Vì đây là một trong những lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt. Để mở được nhà hàng và kinh doanh thành công bạn cần phải học hỏi, trao dồi kiến thức, kinh nghệm để việc kinh doanh hiệu quả và thành công hơn.