Bạn chắc có nghe nhiều về tỷ lệ chuyển đổi. Nó là một quá trình tối ưu trang web của bạn để tăng mức độ hoàn thành một hành động cụ thể nào đó. Nhưng quá trình tối ưu đó là gì? Bạn cần làm gì để tăng tỷ lệ tối ưu này.
Bài viết hôm nay, JiDODigital sẽ giúp bạn hiểu tỷ lệ chuyển đổi là gì, nó ảnh hưởng gì để website, thứ hạng SEO? Mẹo tối ưu hóa hay nâng cao tỷ lệ chuyển đổi ngay trên website của bạn.
CRO là gì?
CRO là tên viết tắt của cụm từ Conversion Rate Optimization, có nghĩa là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. CRO là quá trình điều chỉnh và tối ưu lại trang web (UI- UX, nội dung,…) dựa trên hành vi của khách truy cập, nhằm mục đích tạo ra nhiều chuyển đổi
Đây được xem là chỉ số quan trọng với những ai làm SEO và cả trong Marketing vì thông qua CRO sẽ cho biết việc tối ưu hóa chuyển đổi khách hàng truy cập website, làm tăng tỷ lệ người truy cập. Thông qua CRO sẽ giúp chúng ta tìm ra được những nguyên nhân khách hàng truy cập và web mà không chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng, và từ đó khắc phục nó để làm tốt hơn.
Vậy chuyển đổi là gì?
Chuyển đổi chỉ những người truy cập vào trang web hoàn thành một hành động cụ thể nào đó mà bạn đặt ra. Ví dụ như:
Hoàn thành điền form trên website.
Tải ebook thành công.
Liên hệ trực tiếp qua điện thoại hoặc email.
Tạo một tài khoản mới.
Mua hàng trực tiếp trên website.
Tùy theo nhu cầu mà mục đích của bạn mà chuyển đổi trên các web sẽ khác khau.
Tỷ lệ chuyển đổi là gì (CR)?
Trước khi tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO), bạn cần đo lường được tỷ lệ chuyển đổi là bao nhiêu. Công thức này được áp dụng như sau:
Tỷ lệ chuyển đổi = (Số lượng chuyển đổi/Số lượng khách truy cập) * 100
Ví dụ: Có 300 khách truy cập vào website, trong đó có 15 người để lại thông tin liên hệ bằng cách điền thông tin qua biểu mẫu. Lúc này tỷ lệ chuyển đổi sẽ là:
Tỷ lệ chuyển đổi = (15/300)*100 = 5%
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi không chỉ là quá trình cải thiện các chỉ số đang giảm, mà còn tối ưu để các chỉ số tăng cao hơn mỗi ngày.
Mối quan hệ giữa CRO và SEO
SEO là quá trình tối ưu trang web, để đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó thì SEO còn có mục đích là thu hút nhiều lượng truy cập khách hang vào website. Và khi có nhiều lượng truy cập thì tỷ lệ chuyển đổi CRO sẽ tăng lên, chuyển đổi khách hàng truy cập thì khách hàng tiềm năng, khách hàng thực sự. Đây chính là mục đích cuối của doanh nghiệp là tạo ra chuyển đổi, tạo ra doanh thu.
Chính vì thế mà SEO và CRO có quan hệ mật thiết với nhau.
SEO đóng vai trò cực kỳ quan trọng với CRO, vì SEO thu hút khách hàng tiềm năng vào website, và khi đó tỷ lệ chuyển đổi sẽ càng cao. Ngược lại, nếu bạn tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên web với các yếu tố như nội dung, tốc độ tải trang, tỷ lệ thoát, hình ảnh… thì cũng có tác động lớn đến SEO. Đây được xem là yếu tố “trãi nhiệm người dùng”. Và khi “trãi nhiệm người dùng” càng tốt thì Google sẽ cho website của bạn đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
Thêm Tìm kiếm Trang web vào Trang web của Bạn
Khoảng 30% khách hàng vào website và sử dụng thanh tìm kiếm, nếu nó được cung cấp. Nhưng ngược lại thì có tới 84% các website lại không tối ưu thanh tìm kiếm để đáp ứng người dung.
Một website chứa quá nhiều sản phẩm, quá nhiều thông tin. Và khách hàng như lạc vào “mê cung” vào khi đó thanh tìm kiếm giúp khách hàng tìm kiếm nhanh được những gì họ cần. Đây chính là “trãi nghiệm” người. Nếu bạn đáp ứng tốt thì website của bạn sẽ có sự chuyển đổi cao, hoặc lên top cao hơn như đã nhắc ở phần trên.
Ngoài ra dựa vào hành vi tìm kiếm của người dùng, bạn có thể biết được những gì khách hàng đang tìm kiếm, hành vi của khách hàng từ đó có thể điều chỉnh website sao cho khách hàng thuận tiện tìm được những thông tin cần thiết.
Đảm bảo các biểu mẫu form dễ điền
Tỷ lệ bỏ qua biểu mẫu trung bình là 68 phần trăm— có nghĩa là hầu hết mọi người sẽ không điền xong biểu mẫu của bạn.
Với các website phục vụ nhiều mục đích như bán hàng, đăng ký nhận bản tin, khuyến mãi, để lại thông tin để tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ hay mua hàng…thì bạn cần phải tối ưu lại những form, biểu mẫu cho đơn giản.
Vì form còn phức tạp thì khách hàng càng khó chịu và có thể quay lưng với bạn.
Theo nghiên cứu của Hubspot, một form, biểu mẫu điển hình trung bình có khoảng 3-5 trường là hiệu quả, và còn đơn giả là tốt nhất.
Đây là một form mà bên mình sử dụng trên trang web. Tất cả những gì người dùng nhập là thông tin cần thiết và nội dung mà họ cần quan tâm.
Cải thiện CTA của bạn
CTA là gì hay còn gọi là Call to Action phải ở vị trí dễ thấy nhất. Vị trí của những nút “Mua ngay”, “Đặt hàng”, “Thêm vào giỏ hàng”… phải nổi bật, rõ ràng và dễ nhìn thấy. Đừng khiến khách hàng phải loay hoay tìm kiếm nút mua hàng sau khi họ đã đưa ra quyết định mua.
Bạn có thể thiết kế các nút Call to Action ngay kế bên sản phẩm. Đồng thời, hãy sử dụng những tông màu làm nổi bật chúng.
Nếu bạn đã có những CTA này rồi nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp thì bạn có thể thử thay đổi lại các yếu tố này như : Màu sắc, Vị trí, hình dạng nút, kích thước nút…
Sử dụng video bất cứ khi nào bạn có thể
Vấn đề mua sắm trực tuyến hiện này rất lớn nhưng có một nhược điểm đó chính là khách hàng không thể tự tay chạm vào sản phẩm mà họ đang có ý định mua. Nó khác hoàn toàn với việc mua sắm truyền thống là khách hàng tự mình đến cửa hàng, sờ, chạm, cảm nhận, kiểm tra, thử rồi mới quyết định mua hàng, đây là điều mà kinh doanh online khó làm được.
Chính vì thế mà video sản phẩm sẽ giúp cho khách hàng có cái nhìn toàn diện về sản phẩm hơn. Tăng độ uy tín, tính thuyết phục hơn cho sản phẩm của bạn.
Video về sản phẩm có thể là trình bày về chức năng, tác dụng, cách sử dụng, hướng dẫn bảo quản… có nhiều vấn đề để bạn có thể khai thác.
Bởi vậy các nền tảng video hiện nay như Tiktok, Youtube, Facebook đều sử dụng video để có thể bán hàng trên đó.
Thêm Đánh giá, bình luận, review của khách cũ
Để thuyết phục khách hàng mua hàng của bạn hơn thì bạn cần đưa ra những bằng chứng, dẫn chứng mà những khách hàng trước đã mua và có những trãi nhiệm tuyệt vời.
Thực tế chứng minh có hơn 77% người dùng nói rằng họ thường đọc các review, đánh giá của người dùng trước khi mua hàng.
Vậy nên, bạn có thể đưa ra những cách giảm giá, tặng quà cho khách hàng cũ nhằm để họ đánh giá sản phẩm trên trang web của bạn. Với những đánh giá tiêu cực sẽ ảnh hưởng nhiều và thúc đẩy nhanh quá trình mua hàng của khách hàng mới.
Làm nổi bật những chứng nhận thương hiệu
Bên cạnh nêu bật những đánh giá tích cực, reivew tốt về sản phẩm của bạn. Thì bạn cũng nên đưa ra những bằng chứng, những chứng nhận về thương hiệu, sản phẩm của bạn để tặng uy tín, sự tin cậy.
Những phù hiệu, con dấu, chứng nhận an toàn, hợp pháp… được chứng nhận bởi các tổ chức sẽ khiến cho khách hàng tin tưởng hơn, họ không nghi ngờ về sản phẩm của bạn. Từ đó nâng cao được khả năng chuyển đổi.
Cam kết của bạn
Bên cạnh đưa ra những chứng nhận về thương hiệu thì bạn cần đưa ra những lời cam kết của chính bạn với khách hàng.
Chính sách hoàn trả, đổi tra của bạn là gì? Chính sách bảo hành của bạn ra sao? Hiện nay nhiều trang web thường không xuất hiện các cam kết này. Nếu bạn tin sản phẩm, dịch vụ của bạn là tốt thì bạn hãy cho khách hàng thấy ở những nơi nổi bật nhất.
Khi bạn dám chịu trách nhiệm, dám nhận rủi ro thì khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn, khả năng họ quyết định mua hàng cũng cao hơn.
Làm rõ chi phí vận chuyển
Một trong những vấn đề khó chịu nhất là vấn đề chi phí vận chuyển như thế nào. Có nhiều khách hàng có thể bỏ ra cả hàng chục triệu đồng để mua sản phẩm nhưng lại không chịu bỏ ra chi phí vận chuyển chỉ vài trăm nghìn, thậm chí vài chục nghìn.
Vậy nên ngay từ đầu, bạn cần làm rõ vấn đề vận chuyển cho khách ngay trên trang web, hoặc dưới sản phẩm mà họ cần mua.
Bạn cần tính toán lượt chi phí trung bình các sản phẩm rồi đưa ra mức vận chuyển chuyển chung. Hoặc với các sản phẩm có mức phí cao thì bạn cũng nên làm rõ ra mức phí.
Hoặc bạn có thể nâng giá sản phẩm, hoặc giảm lợi nhuận bù đắp và chi phí vận chuyển để có thể đưa ra cho khách hàng là Miễn phí ship. Khi đó khách hàng sẽ cảm thấy được ‘lợi’ hơn khi mua hàng.
Thêm Chatbots hoặc Trò chuyện Trực tiếp
Khách với mua hàng truyền thống là có sẵn nhân viên tư vấn, khách hàng thắc mắc vấn đề gì thì nhân viên sẽ giải đáp. Còn khi mua hàng trực tuyến, khách đang ở trên website của bạn, và có những thắc mắc, muốn nhận tư vấn nhưng lại không biết phải làm sao.
Vậy thì bạn cần phải có chatbots hoặc trò chuyện trực tiếp để nhanh chóng phản hồi các ý kiến, thắc mắc của khách hàng.
Với công cụ này giúp bạn nhanh chóng kết nối với khách hàng tức thì, Không làm khách hàng khó chịu mà bỏ đi. Khi bạn giải đáp thắc mắc của khách hàng nhanh chóng thì đương nhiên khả năng mua hàng, chuyển đổi của bạn sẽ được tăng lên đáng kể.
Sử dụng cửa sổ bật lên(popup) một cách cẩn thận
Các cửa sổ bật lên có tỷ lệ chuyển đổi trung bình là 4% nếu bạn đặt chúng bật lên đúng lúc và đúng cách.
Ngược lại nó sẽ gây khó chịu cho khách hàng, khi đang cao trào tìm hiểu sản phẩm mà tự dưng 1 cửa sổ bật lên chắn ngang tầm đọc của họ thì thật là khó chịu.
Đầu tiên và quan trọng nhất, cửa sổ bật lên của bạn phải tôn trọng các quy tắc UX phổ biến. Chúng bao gồm thời gian tải nhanh, các tùy chọn thoát hiển thị như tắt hẵn, hoặc thu nhỏ ở dưới và kích thước phù hợp với trang. Chúng tôi cũng nên có giới hạn về tần suất xuất hiện. chứ không phải tầm 10s là cho hiện cửa sổ bật lên thì khách hàng sẽ bỏ đi đấy.
Để tăng chuyển đổi thì bạn cần làm cửa sổ bật lên với thông điệp ngắn gọn, và thực hiện hành động nhanh như Thông báo chương trình khuyến mãi, Tặng voucher, Giảm giá…Không nên đưa ra những thông tin dài dòng, chung chung để khách hàng lan man.
Kiểm tra tốc độ trang web của bạn
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu mua hàng ở một trang web mà nó load chậm, đợi mãi mới load xong thông tin, hình ảnh… Chắc chắn bạn sẽ bỏ đi, và khách hàng cũng vậy.
Vậy nên một trong những tối ưu cách chuyển đổi đó chính là tăng tốc độ tải trang. Nếu bạn làm được điều này thì khả năng chuyển đổi của bạn sẽ tăng lên.
Hiện này có nhiều trang công cụ cho phép bạn đo tốc độ website của bạn, đưa ra những điểm cần khắc phục.
PageSpeed Insights và Pingdom là hai trong số những công cụ giúp bạn có thể làm được điều này.
Bạn có thể vào đây: https://pagespeed.web.dev để kiểm tra website của bạn.
Một số vấn đề phổ biến nhất làm chậm tốc độ trang web là : JavaScript chặn hiển thị, CSS được tối ưu hóa kém, tệp phương tiện, hình ảnh lớn…Bạn có thể nhờ các coder khắc phục vấn đề này.
Tối ưu web dành cho thiết bị di động
Xu hướng mua hàng online dần chuyển sang các thiết bị di động. Hiện này phần lớn người dùng đều sử dụng di động, thiết bị di động thông minh smartphone… và với một chiếc điện thoại, họ có thể tìm kiếm được bất cứ thông tin gì, sản phẩm/dịch vụ gì mà họ cần.
Vậy nên bạn cần tối ưu lại website của bạn tương thích với nền tảng di động để phù hợp với xu hướng hiện nay.
Không chỉ giúp tăng trải nghiệm người dùng, tăng chuyển đổi mà điều này còn có thể giúp bạn tối ưu SEO trên trang web của bạn. Google đã nhiều lần khuyến cáo về việc lập chỉ mục riêng cho các thiết bị di động. Nếu bạn làm tốt điều này thì website của bạn sẽ đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm và tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Tham khảo: Dịch vụ thiết kế website Chuẩn Seo
Đơn giản hóa quá trình xác nhận mua hàng
Nếu bạn muốn chuyển đổi những cú click chuột trở thành đơn hàng, bạn cần phải chắc chắn rằng quá trình mua hàng diễn ra trơn tru hết mức có thể. Nếu quá trình xác nhận mua hàng có quá nhiều bước hoặc quá khó hiểu, người dùng sẽ trở nên khó chịu và mất hứng mua hàng.
Nó tương tự như cách điền form, biểu mẫu đơn giản mà mình đã đề cập ở trên. Bạn chỉ khách hàng điền những thông tin cần thiết. Những thông tin như: tên, địa chỉ, số điện thoại, và phương thức thanh toán là vừa đủ.
Amazon là một ví dụ điển hình. Họ có quy trình vô cùng đơn giản, chỉ bao gồm 3 bước. Nếu như bạn cũng đang sở hữu một trang web bán hàng, bạn cũng nên cố gắng sở hữu một quy trình mua hàng tương tự như vậy.
Áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau
Bạn cần cho phép khách hàng thanh toán với nhiều phương thức khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn. Điều này có thể là nhân tố để bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Những phương thức thanh toán hiện nay phổ biến là:
Thanh toán tiền mặt
Thanh toán chuyển khoản
Trả bằng ví điện tử (Momo, Airpay, Paypal,..)
Thẻ quà tặng, mã giảm giá, voucher…
Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng
Tối ưu hóa nội dung của bạn
Nếu nội dung của bạn chưa đủ thu hút khách hàng thì bạn cần tối ưu lại nó. Bạn có thể tối ưu lại thẻ tiêu đề, những từ khóa cần thiết.
Một số cách mà bạn có thể tối ưu lại như về mặt hình ảnh sản phẩm, cần đẹp, chỉnh chủ phác họa được sản phẩm nổi bật. Có thêm video thì còn tốt. Đính kèm những thông tin cầ thiết như : màu sắc, kích thước, chất liệu, xuất xử, size…
Nhờ vậy mà khách hàng có thêm nhiều thông tin về sản phẩm của bạn mà quyết định mua hàng nhanh hơn, tăng chuyển đổi hơn.
Ngoài ra nội dung tốt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng website của bạn trên top tìm kiếm. Vậy nên bạn cần tối ưu ngay lại nhé.
Đọc thêm: Nếu muốn thăng hạng nội dung website, hãy làm ngay 10 điều này
Xây dựng chính sách giá
Giá bán luôn là một trong những yếu tố quan trong ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng. Tùy thuộc vào bạn là nhà bản lẻ, hay sản phẩm mà bạn đưa ra chính sách giá khác nhau.
Ngoài ra cũng dựa vào từng thời điểm mà để đưa ra giá hợp lý: như giá lúc thâm nhập thị trường, giá lúc cao điểm, khan hàng, giá lúc bão hàng, giá theo vị trí địa lý…
Tuy nhiên, giá cả cũng chưa hẵn là yếu tố quyết định, còn còn phụ thuộc vào chính sách bảo hành, đổi trả, hoàn trả. Có những khách hàng sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn nhằm được hỗ trợ chính sách bảo hành, sữa chữa, để được yên tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Giảm giá cho lần mua hàng đầu tiên
Đây là một trong những chiến thuật hiệu quả nhất đó chính là giảm giá một chút cho những đơn hàng đầu tiên của khách hàng mới. Đó là cách chắc chắn để nâng cao chuyển đổi. Nó được hiểu như lời mời thiện chí cho khách hàng có thêm động lực để bắt đầu mua và dùng thử sản phẩm, dịch vụ bên bạn.
Khi họ đã mua hàng, đã cung cấp thông tin cho bạn thì sau này bạn có thể chào hàng lại thêm nhiều lần nữa. Và khi bạn tin rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt thì khách hàng chắc chắn còn quay lại nhiều lần nữa.
Và cách tốt nhất là bạn có thể thực hiện chương trình giảm giá này thông qua các cửa sổ popup, hoặc các banner ở vị trí dễ thấy nhất trên website.
Thêm những câu hỏi thường gặp
Như đã nói ở trên thì nhiều khách hàng truy cập vào website, họ chưa quyết định mua hàng vì còn nhiều thắc mắc, phân vân. Bạn có thể sử dụng chatbots hoặc tư vấn trực tuyến hoặc bạn có thể thêm những câu hỏi thường gặp liên quan đến sản phẩm của bạn.
Để người dùng có thể đọc tham khảo mà không nhất phải chat, gọi điện, nhắn tin cho bạn.
Những câu hỏi thường gặp ở đây có thể bạn sẽ tổng hợp lại từ những thắc mắc của khách hàng rồi đưa ra vấn đề giải quyết. Điều này cũng giúp bạn giảm nhẹ việc chăm sóc khách hàng
Những câu hỏi thường gặp FAQ thường là quanh sản phẩm của bạn như hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản, giá cả, chính sách vận chuyển…
Kết luận
Vậy qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ khái niệm chuyển đổi CRO website là gì, và những kinh nghiệm, những cách tối ưu tỉ lệ chuyển đổi website hiệu quả hơn.
Hãy ghi nhớ và áp dụng một các phù hợp để tăng chuyển đổi, doanh thu cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công
Đọc thêm: Các Bước Lập Kế Hoạch Quảng Cáo Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp