8 Ý Tưởng Đột Phá Mang Lại Thành Công Cho Doanh Nghiệp Nhỏ

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp ngày này không những cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp quốc tế. Thị trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt, có doanh nghiệp lớn, có thương hiệu lớn có thể vượt qua thử thách đây cũng chính là cơ hội để vươn lên. Còn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, liệu có sức để cạnh tranh không?
Theo thống kê Bộ kế hoạch và Đầu tư, mỗi năm có khoảng  80.000 doanh nghiệp giải thể, tuyên bố phá sản.
Vậy với những doanh nghiệp vừa và nhỏ cần làm gì để vượt qua thử thách này? Đã có ít doanh nghiệp vừa ra đời đã tiếp cận và áp dụng những phương pháp mới, họ luôn vận động và đã mang lại hiệu quả nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách nhỏ cho bạn những ý tưởng, những phương pháp đơn giản để bạn có thể “làm mới doanh nghiệp, biến thử thách cạnh tranh thành cơ hội để phát triển và đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh khốc liệt này”
Trên thực tế, bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ muốn cạnh tranh với những “ông lớn” thì cần phải liên tục thay đổi, thích ứng với những thay đổi không ngừng của thị trường. Phải luôn tiếp cận những công cụ kinh doanh hiện đại như marketing online, cũng như các cơ hội bán hàng mới để từ đó mới phát triển và thành công.
Hãy cùng với JiDODigital tham khảo bài viết này
ý tưởng đột phá trong kinh doanh
Hãy đặt mình vào vị trí người tiêu dùng, ngoài những sản phẩm đã có mặt trên thị trường, bạn cần trả lời câu hỏi: ngoài những sản phẩm, dịch vụ, giá trị đó cung cấp cho người dùng, người dùng cần thêm gì nữa?
Công việc của bạn là vậy? cần tìm ra sản phẩm X để cung cấp cho thị hiếu, nhu cầu của người dùng. Nói thì đơn giản nhưng để làm được điều này, bạn cần lắng nghe khách hàng nhiều hơn, hiểu khách hàng nhiều hơn. Và điều tuyệt vời đó là bạn tìm ra cách để giải quyết vấn đề đó, nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hành thì chắc chắn thì doanh số của bạn sẽ tăng đột phá.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, nếu muốn tìm một chỗ đứng trên thị trường thì tốt nhất là bạn nên tìm cách để thõa mãn thị trường ngách nhỏ bé đó. Có thể bạn không làm tốt được tất cả mọi chuyện, vì thế hãy tập trung làm tốt những gì khả năng bạn có và trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực đó. Bằng cách tập trung và thị trường ngách, bạn có thể tránh được các “ông lớn” và có thể tạo chỗ đứng cho thương hiệu của mình.
Ví dụ: các xưởng gỗ phải cạnh trạnh nhiều với các địa lý gỗ lớn, và thậm chí là không thể cạnh tranh được. Nhưng thay vào đó, nếu người chủ biết lắng nghe ý kiến khách hàng, biết rằng những địa lý gỗ lớn kia còn thiếu những loại gỗ khác, hoặc một công đoạn chế biến nào đó. Thì đây chính là cơ hội để người chủ xưởng gỗ nhỏ có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng và mang lại lợi nhuận từ việc cung cấp những “mảnh thiếu” của các doanh nghiệp lớn. Đây chính là thị trường ngách mà các doanh nghiệp cần khai thác để tạo ra doanh số cho mình.

Ý TƯỞNG SỐ 2 – THÊM CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Nếu như ý tưởng số 1 là tìm ra những nhu cầu, thị hiếu còn thiếu thì ý tưởng số 2 là bổ sung thêm những sản phẩm, dịch vụ đi kèm. Nhưng làm thế nào để suy nghĩ và quyết định xem cần bổ sung sản phẩm gì, dịch vụ để doanh nghiệp của bạn không trở thành một doanh nghiệp “bát nháo”. Hãy bắt đầu xem xét lại bản chất kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ: nếu bạn bán gạch ốp ngoại thất, hãy tự hỏi bản thân mình xem bạn tự xếp mình vào nhóm kinh doanh tấm ốp hay kinh doanh vật liệu xây dựng ngoại thất? Sau khi đã xác định được mặt hàng kinh doanh của mình, bạn có thể xét đến việc bổ sung các sản phẩm cùng ngành hoặc có liên quan như  máng xối và ống dẫn nước mưa, tấm lợp mái và các tấm phủ khác vào dòng sản phẩm của mình.
Một cách để lên danh sách các sản phẩm cần bổ sung đó là hãy tham khảo ý kiến khách hàng. Hãy hỏi và lắng nghe họ cần gì, cần thêm gì từ các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Bạn xem khách hàng như những người bạn thân thiết, hãy trò chuyện thân mật, điều này sẽ giúp bạn thu được nhiều thông tin hơn so với việc bạn bỏ ra một khoản chi phí lớn để tiến hành điều tra nhu cầu khách hàng. Đừng quên hỏi khách hàng về số lượng họ muốn mua và bao lâu họ lại mua 1 lần để hiểu thị hiếu và nhu cầu thực của thị trường, trên cơ sở đó nếu thị trường đủ lớn thì bạn mới nên phát triển mảng kinh doanh mới này để bù được phần chi phí gia tăng.

Ý TƯỞNG SỐ 3 – SỬ DỤNG INTERNET VÀ CÁC CÔNG CỤ BÁN HÀNG ONLINE

công cụ bán hàng onlineNếu bạn đọc được bài viết này thì bạn chắc chắn biết Internet có khả năng cung cấp cho bạn những gì bạn cần. Hãy để khách hàng tìm thấy bạn, nhưng cách mà bạn tìm thấy bài viết này.

Chính Bill Gate cũng đã nói: “Trong vài năm nữa, nếu bạn không kinh doanh online thì bạn đừng kinh doanh gì nữa”
Điều này đã chứng tỏ được tầm quan trọng của Internet trong việc bán hàng. Nhiều doanh nghiệp đã mở rộng phạm vi bán hàng, nâng cao thương hiệu thông qua Internet. Các doanh nghiệp không những mua bán tại chỗ, trực tiếp tại cửa hàng mà còn nghĩ tới việc thương mại điện tử có thể gia tăng phạm vị thị trường, lượng data khách hàng và doanh số của họ ngày còn tăng cao.
Vậy đó, thay vì bán hàng ở một chỗ, ở tiệm, cửa hàng thì bạn hãy cân nhắc việc bán hàng trên mạng, thông qua các công cụ như: Website, Facebook, Blog…
Tham khảo thêm: Dịch vụ thiết kế websitedịch vụ SEO tại Đà nẵng để bạn có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng mỗi ngày.

Ý TƯỞNG SỐ 4 – TỰ TẠO RA ĐỘT PHÁ CÔNG NGHỆ HOẶC MUA LẠI NÓ

Chúng ta đều biết rằng chiến lược áp dụng những phương pháp đột phá về mặt công nghệ là rất cần thiết, nhưng nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ lại không biết làm cách nào để đổi mới công nghệ, quy trình và sản phẩm được cấp bằng sáng chế trong ngành của họ, hoặc làm thế nào để cấp phép cho những công nghệ mới cần thiết. Một số công ty cấp phép quyền sở hữu tài sản cung cấp dịch vụ cho tất cả các công ty thuộc mọi quy mô. Những công ty này có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng nếu bạn tìm kiếm từ khóa “cấp phép công nghệ”.

Có hai loại cấp phép (được cấp phép và cấp phép) và không phải tất cả các công ty đều có thể làm cả hai loại. Được cấp phép (in-licensing) là việc tìm kiếm sự đổi mới công nghệ đặc biệt để tạo ra một sản phẩm khác biệt hoặc tốt hơn, hay một phương pháp để cắt giảm chi phí sản xuất. Trong trường hợp này, bạn sẽ yêu cầu một công ty cấp phép độc quyền tìm kiếm và giành lấy cho doanh nghiệp của bạn một giấy phép sử dụng công nghệ cần có và thường được bảo vệ. Ngược lại, nếu công ty của bạn đã phát triển và cấp bằng sáng chế công nghệ độc quyền mà bạn muốn cấp phép cho người khác, thì một công ty cấp phép như vậy sẽ tìm kiếm các doanh nghiệp muốn mua một giấy phép cho công nghệ hay đổi mới từ công ty của bạn để sử dụng riêng.

đột phá công nghệ

Ý TƯỞNG SỐ 5 – HÃY SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

Áp dụng công nghệ vào kinh doanh thì phần mềm quản lý doanh nghiệp là bước đầu tiên mà doanh nghiệp bạn cần phải thực hiện. Phần mềm quản lý doanh nghiệp tích hợp các chức năng kinh doanh riêng biệt và hiện có của công ty với việc giám sát dự án vào cùng một hệ thống. Phương pháp này hợp lý hoá các hoạt động, và có thể cung cấp một hệ thống ngoại vi song song để sao lưu và truy cập từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Trước đây, những phần mềm này chỉ dành riêng cho các công ty lớn với ngân sách dồi dào, và các nhà cung cấp phần mềm duy nhất trong ngành là những tên tuổi lớn như SaaS, Microsoft và SAP.
Nếu doanh nghiệp bạn áp dụng điều này nó sẽ giúp giảm bớt các công việc hành chính, giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí cho nhân viên, nâng cao năng suất, hiệu quả cũng như độ chính xác cao của việc giám sát doanh nghiệp. Sự cải tiến về chức năng này có thể đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới. Điều đáng mừng là phần mềm này hiện có thể được mua với mức giá hợp lý từ nhiều công ty kinh doanh phần mềm quy mô nhỏ.

Ý TƯỞNG SỐ 6 – QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU TỪ NHỮNG ĐIỀU ĐƠN GIẢN

Kinh doanh luôn gắn liền với thương hiệu của chính bạn, tạo dựng thương hiệu của bạn trên thương trường là điều mà bạn cần làm để có chỗ đứng trên thị trường hiện nay. Nhưng quảng bá thương hiệu bằng cách nào?
Có quá nhiều cách để bạn có thể quảng bá thương hiệu của mình vào các lễ hội địa phương, các đại hội thể thao, các trang web du lịch nổi tiếng, v.v… để quảng cáo, quảng bá và xây dựng thương hiệu thông qua nhiều kênh khác nhau. Trong một vài thành phố, những thương gia địa phương kết hợp việc quảng cáo trong các lễ hội cuối tuần, ngày ra quân của các đội bóng, và kiếm lời từ các tour du lịch bằng xe buýt trọn gói đến các di tích lịch sử địa phương. Doanh nghiệp của bạn cũng có thể hưởng lợi từ một hiệp hội nơi thường tổ chức những chương trình với các chủ đề như bảo vệ môi trường. Cách xây dựng thương hiệu kiểu này có thể nâng cao uy tín và độ tin cậy của công ty bạn trong địa phương mình và gia tăng nhanh chóng doanh số bán hàng.
Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản để kết nối, ảnh hưởng và đi đầu với thương hiệu của bạn.
–         Chọn khách hàng mục tiêu: Con đường lớn nhất dẫn đến thất bại là cố gắng để được tất cả mọi người đều thích.
–         Kết nối với cộng đồng: Mục tiêu của bạn là tạo sợi dây tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu của bạn.
–         Gợi cảm hứng và ảnh hưởng khách hàng của bạn: Một thông điệp về thương hiệu gợi cảm hứng có tầm ảnh hưởng lớn hơn là chỉ nhấn mạnh những chức năng đặc điểm của sản phẩm.

–         Duy trì hình ảnh thương hiệu trong công ty: Đảm bảo rằng cách thức làm việc và cư xử của nhân viên ở các cấp trong tổ chức duy trì hình ảnh thương hiệu của bạn.

Xem thêm: Bí quyết bán hàng trên Facebook

Ý TƯỞNG SỐ 7 – BẮT KỊP XU HƯỚNG

Chính vì là các doanh nghiệp nhỏ, muốn có chỗ đứng trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải thay đổi, tư duy sáng tạo tìm ra con đường kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất. Nếu doanh nghiệp cứ cứng nhắc không thay đổi bắt kịp xu hướng thì sẽ thất bại.
Nếu bạn có kiểu suy nghĩ đại loại như: đó là cách chúng tôi vẫn thường làm, ngay lập tức bạn sẽ bị các đối thủ đánh bại. Môi trường kinh doanh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục tìm ra các giải pháp mới một cách nhanh nhất. Phải thay đổi để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì khi đó bạn mới thành công được.

xu hướng kinh doanh

Ý TƯỞNG SỐ 8 – XUẤT KHẨU SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

Nếu muốn doanh nghiệp bạn phát triển, mang lại lợi nhuận cao thì không những khai thác thị trường trong nước mà hãy khai thác thị trường quốc tế. Hãy vươn ra biển lớn, khi đó bạn mới có thể thành công được. Nhưng để xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ điều này cần những gì?
Bạn cần chuẩn bị kỹ càng về giấy tờ, thiết lập các đại lý hoặc kênh phân phối ở nước ngoài, nghiên cứu luật nhập khẩu và biểu thuế quan ở các nước nhập khẩu, cũng như nắm rõ về điều kiện thanh toán và thư tín dụng. Xác định phương thức vận chuyển, hiểu luật chuyển nhượng quyền sở hữu, và hiểu biết về các vấn đề văn hóa có liên quan cũng là điều rất quan trọng.
Xuất khẩu sẽ biến cả thế giới trở thành thị trường của bạn và giúp bạn tiếp cận với lượng khách hàng đông đảo, hứa hẹn doanh số khổng lồ, đặc biệt trong những thị trường mới nổi có tầng lớp trung lưu ngày một tăng.

LỜI KẾT

Để một doanh nghiệp phát triển, định vụ thương hiệu trên thương trường thì có rất nhiều cách. Những với bạn là chủ doanh nghiệp, bạn cần tìm ra con đường đúng đắn để lái doanh nghiệp của mình đi đúng hướng. Điều này cần đến sự thận trọng, ý thức và sự sáng tạo của người chủ doanh nghiệp. Việc này sẽ trở thành một phần thú vị trong kinh doanh cũng như là cơ hội tốt nhất để doanh nghiệp tiếp tục phát triển và thành công. Trên thương trường, thứ duy nhất bất biến là sự thay đổi. Hãy tập thích nghi, đột phá và khi đó doanh nghiệp của bạn sẽ thành công rực rỡ.

Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu cho những doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu