Xây dựng thương hiệu cho những doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu

Khi bạn có ý định khởi nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp thì có lẽ câu hỏi “Làm thế nào để xây dựng thương hiệu được nhiều người biết đến?” là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất.

Nếu bạn có “Một sản phẩm/ dịch vụ tốt, chất lượng nhưng không ai biết đến thì cũng không có ý nghĩa gì”. Vậy câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp, các CEO cần làm gì? Để đem sản phẩm hay dịch vụ của mình tiếp cận được với lượng khách hàng tiềm năng?

Và một trong những yếu tố để bán được thành, để thành công trong việc đưa sản phẩm hay dịch vụ đến với khách hàng đó chính là thương hiệu. Khi bạn đã có thương hiệu, khách hàng trung thành thì sẽ giúp cho bạn và doanh thành công hơn trong việc bán hàng.

Câu chuyện đặt ra là xây dựng thương hiệu như thế nào? Các doanh nghiệp lớn, có chi phí mới làm được điều đó? Còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sao? Liệu rằng bạn có thể xây dựng được thương hiệu cho bạn?

Hãy cùng JiDO Digital tham khảo bài viết “cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” này nhé.

xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

1. Thúc đẩy phương tiện truyền thông song song với việc xây dựng chất lượng sản phẩm

Có một điều mà nhiều doanh nghiệp còn bỏ sót đó chính là truyền thông mạng xã hội. Hầu hết tất cả các các mạng xã hội lớn bây giờ đều miễn phí nhưng hầu như các doanh nghiệp lại không tập trung vào. Họ không xem đây là một kênh để xây dựng thương hiệu, để quảng cáo sản phẩm. Thay vào đó, cho bỏ chi phí đầu tư vào các kênh báo chí, video…( mình không nói những kênh này không hiệu quả) nhưng bạn lại bỏ sót một kênh khá quan trọng.

Đương nhiên, đi cùng với sự phát triển truyền thông thì bạn cũng nên đầu tư vào chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ, cùng với đó là chế độ chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Vì đây chính là cốt lõi của sự sống còn doanh nghiệp.

Bạn có thương hiệu, bạn tiếp cận nhiều khách hàng, và khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn. Nếu sản phẩm của bạn tốt, chắc chắc họ sẽ quay lại. Còn ngược lại, sản phẩm của bạn kém thì sau này có cho họ, họ vẫn không xài. Vậy nên mình nhắc lại điều quan trọng và cốt lõi vẫn là chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.

Một minh chứng cho bạn thấy rõ đó chính là Foody. Trong thời gian đầu, mặc dù nhận được số tiền đầu tư khủng của tập đoàn CyberAgent – 1 tập đoàn truyền thống lớn nhất Nhật Bản. Nhưng họ không tập trung mạnh vào việc chạy quảng cáo, tiếp thị mà thay vào đó họ lại tập trung nguồn lực và nhân lực vào việc xây dựng sản phẩm. Họ không ngừng nâng cao dịch vụ, sản phẩm và hệ  thống để người dùng dễ dàng sử dụng, mang lại sự trãi nghiệm tốt cho khách hàng. Và chính hôm nay thương hiệu Foody đã phát triễn mạnh mẽ như thế nào thì bạn cũng đã biết.

Trong khi nhiều doanh nghiệp khác thất bại, hoặc vỡ nợ trước khi ra đời chính là việc dùng tiền quá nhiều và vô tội vạ trong việc chạy quảng cáo.

Ở đây cũng không hẵn là không đem tiền chạy quảng cáo mà bạn cần hiểu rằng, có chi phí nên tập trung gì trước. và việc chạy quảng cáo cũng cần có kế hoạch thì sẽ mang lại hiệu quả cho bạn.

truyền thông mạng xã hội

Khi bạn có một sản phẩm chất lượng thì bạn nên có những tài khoản ở các mạng xã hội truyền thông phổ biến, nhiều người sử dụng để có thể làm truyền thông xã hội. Và hiện này các kênh mạng xã hội nhiều người sử dụng đó chính là Facebook, Zalo, Twitter…

Một điều lưu ý nữa khi xây dựng truyền thông mạng xã hội này thì bạn cần chỉnh chu hình ảnh chất lượng, video đẹp mắt để có thể thu hút người dùng và tạo ra một ấn tượng chuyên nghiệp trong bước đầu xây dựng thương hiệu.

2. Phát triển mạnh mẽ website

Bên cạnh truyền thông mạng xã hội thì doanh nghiệp bạn cần sở hữu một trang website để có thể trở nên chuyên nghiệp và uy tín hơn trong mắt khách hàng.

Bên cạnh đó, với 1 website bạn có cơ hội tiếp cận được khách hàng tiềm năng thông qua những từ khóa mà khách hàng gõ trên google để tìm thấy bạn. Và khi khách hàng vào site của bạn thì bạn được thông tin từ đó có thể marketing theo nhiều kiểu: sms, mail marketing, facebook mkt (fb có cung cấp bạn 1 đoạn mã gọi là pixel, bạn gắn mã này vào web của bạn, và khi khách hàng vào site của bạn, thoát ra và vào fb thì bạn remarketing bám đuổi)

Đối với website thì bạn cần chỉnh chu về giao diện hay bố cục, vì bạn có thể dễ dàng điều hướng khách hàng cần tìm đúng danh mục, sản phẩm, dịch vụ mà họ cần. Đừng bao giờ để khách hàng click quá 3 lần để tìm tới cái họ cần. Hãy tham khảo các chuyên gia trong nghề làm web và design. Để bạn có được 1 trang web mà tập trung vào trãi nghiệm người dùng. Hãy cho họ những điều tốt nhất trên website của bạn.

Hãy tham khảo những website của Amazon, hay Điện Máy Xanh, Lazada… trên website có hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm nhưng họ hoạch định những danh mục rất gọn kẽ, và khách hàng dễ dàng tìm kiếm được sản phẩm một cách nhanh chóng.

Bên cạnh giao diện, thì nội dung trên site bạn cũng cần đầu tư để thu hút khách hàng. Bạn cần cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích cho đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn. Và từ đó, tạo ra sự chuyên nghiệp và uy tín của bạn trong mắt khách hàng.

3. Phân Biệt Marketing Và Branding (Thương hiệu)

Marketing – tiếp thị là các hoạt động quảng bá thúc đẩy một sản phẩm hay dịch vụ.

Một doanh nghiệp đưa ra các chiến dịch tiếp thị, hình ảnh mới, bao bì, đi kèm với đó là những thông điệp truyền thông ( Tham khảo bài viết: Thông điệp truyền thông là gì?) để tăng hiệu quả bán hàng, thúc đẩy doanh số.

Nên nhớ 1: Marketing chỉ là một phần trong các bước xây dựng Thương hiệu

Branding – Xây dựng Thương hiệu là việc làm song song với các chiến dịch tiếp thị. Xây dựng Thương hiệu không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, nhưng đó sẽ là cơ sở để tăng mức độ hiệu quả của các chương trình tiếp thị. Xây dựng Thương hiệu là cách để chứng tỏ giá trị của một tổ chức, dịch vụ, hay một sản phẩm.

Một Thương hiệu được xây dựng tốt sẽ thúc đẩy khách hàng đi đến quyết định mua hàng / sử dụng dịch vụ nhanh chóng. Thương hiệu sẽ hỗ trợ các chương trình tiếp thị, thay vì đưa ra các thông điệp marketing: hãy mua tôi, sản phẩm của tôi chất lượng, tôi cung cấp nhiều dịch vụ đi kèm … thì Thương hiệu sẽ truyền tải đến khách hàng những thông tin giá trị: Tôi là ai, Tôi có gì, Tại sao chọn tôi …

Nên nhớ 2: Xây dựng Thương hiệu là chiến lược lâu dài – Tiếp thị là chiến thuật ngắn hạn.

Các chương trình tiếp thị trực tiếp đem lại lợi ích cho Thương hiệu, cách tiếp thị có thể thay đổi liên tục phụ thuộc vào thị hiếu, xu thế của thời đại nhưng nó không ảnh hưởng tới chiến lược xây dựng Thương hiệu lâu dài. Sau khi kết thúc chiến dịch tiếp thị, những gì còn đọng lại trong tâm trí khách hàng chính là giá trị của Thương hiệu.

Vậy bạn đã hiểu được Marketing và Xây dựng thương hiệu rồi chứ! Và giờ bạn đang tập trung vào điều gì? Ngắn hạn hay Dài hạn?

4. Duy Trì Và Tăng Mức Độ Nhận Biết Thương Hiệu

Nếu bạn là doanh nghiệp vừa mới xuất hiện trên thị trường thì việc quảng bá, truyền thông hiệu là rất cần thiết. Và các rất nhiều kênh để bạn có thể quảng bá được hình ảnh đó như kênh truyền thống ( treo băng rôn, quảng cáo ngoài trời…) kênh internet ( Báo chí, website…) và kênh mạng xã hội…

Nếu chiến dịch của bạn đồng bộ, nhất quán xuất hiện trên tất cả các kênh thì sẽ giúp cho độ phũ và độ nhận diện thương hiệu của bạn sẽ đồng nhất và dễ dàng nhận biết.

Một vấn đề mà bạn cần lưu ý đó chính là logo. Logo của công ty, doanh nghiệp của bạn cần thiết kế một cách khoa học và bài bản. Nếu bạn không có chuyên môn thì bạn cần một đơn vị tư vấn cho bạn để có được một logo mang thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

xây dựng thương hiệu

Ngoài ra các ấn phẩm marketing như: Salekits, POSM, Catalogue, Biển bảng và Bộ nhận diện Thương hiệu (văn phòng phẩm, website, profile, hay trên fan page Facebook …) tất cả đều phải đồng bộ mới tạo độ nhận biết Thương hiệu. Và điều này không chỉ các Tập đoàn, công ty lớn mới xây dựng, các tiểu thương – startup trên thị trường hiện đã cập nhật cho mình xu thế mới với các mẫu logo phong cách tối giản hiện đại, hình ảnh đẹp mắt, hệ thống POSM biển bảng chuyên nghiệp, nếu không xây dựng hình ảnh Thương hiệu giới khởi nghiệp sẽ rất khó khăn để cạnh tranh.

5. Xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng

Bạn có công nhận một điều là nếu một thương hiệu có hình ảnh đẹp, bắt mắt thì sẽ luôn thu hút được khách hàng ở mọi nơi, để lại dấu ấn trong lòng khách hàng? Vậy nên đây là một điều mà bạn cần lưu ý tiếp theo khi xây dựng một thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Bạn nên có những sáng tạo về thiết kế, phải đẹp và chỉnh chu cả về bao bì và cả mẫu mã, nếu bạn đi đầu thì càng phải đẹp để đối thủ có thể sao chép nhưng không thể nào đẹp hơn được. Thì lúc đó bạn sẽ thành công và tồn tại phát triễn bền vững.

Bởi chỉ cần nghĩ đến logo hoặc nhìn vào màu sắc chủ đạo của cả bộ nhận dạng thương hiệu, họ đã đoán được bạn là ai và đây là sản phẩn về cái gì. Với thương hiệu cá nhân, bạn tạo sự khác biệt bằng cách để lại dấu ấn trong lĩnh vực mà mình là chuyên gia.

Tất nhiên, không phải ai cũng giỏi trong mọi lĩnh vực. Và nếu bạn không thể nào sáng tạo ra hình ảnh đẹp, một bộ nhận dạng thương hiệu chuyên nghiệp và ấn tượng thì bạn đừng ngại liên hệ với các đơn vị thiết kế uy tín. Các đơn vị này sẽ giúp bạn có được một bộ nhận dạng thương hiệu chuyên nghiệp và đầy thẩm mỹ.

6. Hãy luôn nhớ rằng: Đã là người đi sau thì phải tốt hơn

Nếu doanh nghiệp của bạn là người tiên phong trong sản phẩm và dịch vụ đó thì có rất nhiều lợi thế, ít nhất là mảng cạnh tranh với các đối thủ.

Nhưng nếu bạn không phải là người dẫn đầu thì sao? Vậy nên bạn cần phải tạo ra được những lợi thế so với người đi trước.

Hiện này, chính thị trường cạnh tranh, làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chú trọng vào việc phát triển Thương hiệu/ Nhãn hiệu mà chỉ tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận sinh lời. Chính vì điều đó mà nhiều doanh nghiệp gần như là đã bị “nhấn chìm” bởi các doanh nghiệp khác.

Chính vì lẽ đó, bạn cần có những bước tiến, những thay đổi để có thể tạo ra sự cạnh trạnh trên thị trường. Bằng cách nào? Phát triển Thương hiệu, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm để có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

Có làm được như vậy doanh nghiệp bạn sẽ tồn tại và phát triển bền vững được.

Vậy qua bài viết này, phần nào giúp bạn cách xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và nếu bạn có nhu cầu quảng bá hình ảnh, thương hiệu trên internet thì có thể liên hệ với JiDO Digital chuyên Dịch vụ Marketing Online để có thể được tư vấn.

Thông tin liên hệ

JiDODigital – Công ty Dịch vụ Marketing Online

Hotline: 0938.390.768 (Call/Zalo SMS)

Mail: jidodigital@gmail.com / Websitejidodigital.com

Đọc thêm: Các bước Xây dựng kế hoạch truyền thông hấp dẫn