Thương hiệu là một trong các yếu tố quan trọng của các công ty, doanh nghiệp. Bởi đây chính là yếu tố khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Nếu thương hiệu còn lớn, còn uy tín thì sẽ thu hút càng nhiều khách hàng.
Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp rất coi trọng vấn đề định vị thương hiệu. Vậy làm cách nào, chiến lược ra sao. Hãy cùng với JiDODigital.com tham khảo bài viết này nhé.
Định vị thương hiệu là gì
Định vị thương hiệu là vị trí mà cá nhân hoặc doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng. Nó giúp thương hiệu dễ dàng phân biệt với các đối thủ cạnh tranh.
Thị trường ngày còn cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sản phẩm đa dạng. Chính điều này làm người tiêu dùng hoang mang không biết nên chọn lựa sản phẩm nào. Với việc như vậy thì thương hiệu là một trong các yếu tố để khách hàng có thể nhận biết được doanh nghiệp của bạn. Vậy nên doanh nghiệp cần phải tạo ấn tượng riêng, một phong cách riêng của mình. Từ đó định vị thương hiệu ra đời.
Tại sao phải định vị thương hiệu
Vậy tại sao doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu và định vị thương hiệu sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Tạo dấu ấn khác biệt với thị trường
Như ban đầu bài viết đã đề cập. Tình trạng thị trường cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau, mẫu mã đa dạng. Vậy để bán được hàng thì doanh nghiệp bạn cần có một sự khác biệt, tạo điểm ấn trong lòng khách hàng. Vậy định vị thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp nổi bật hơn so các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu giúp cho khách hàng dễ dàng nhận thấy doanh nghiệp, hiểu rõ sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu
Định vị thương hiệu giúp cho doanh nghiệp “có chỗ đứng” trong lòng khách hàng hơn. Và điều này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu hơn.
Thay vì doanh nghiệp chi ra hàng tá tiền để tiếp cận với thị trường, thì khi doanh nghiệp bạn có thương hiệu thì lúc đó khách hàng tự động tìm đến bạn.
Thúc đẩy khách hàng quyết định mua hàng
Khách hàng có quá nhiều sản phẩm, dịch vụ để lựa chọn. Từ mẫu mã, hình dạng, chất lượng, cho đến giá cả. Điều này làm cho khách hàng phân vân. Nhưng nếu như sản phẩm được cung cấp bởi doanh nghiệp có thương hiệu uy tín thì khách hàng sẽ ít phân vân. Và cơ hội mua hàng từ những thương hiệu uy tín sẽ rất là cao.
Tạo lượng khách hàng trung thành
Định vị thương hiệu là một quá trình lâu dài. Khi doanh nghiệp bạn cung cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ uy tín, giá thành hợp lý. Điều này sẽ dần tạo giúp cho doanh nghiệp có chỗ đứng trong lòng khách hàng.
Và mỗi khi tìm mua sản phẩm, dịch vụ thì khách hàng sẽ nhớ đến doanh nghiệp của bạn. Nhưng một thói quen và hành động tin tưởng.
Định vị thương hiệu giúp cho thương hiệu của bạn trong tâm trí của khách hàng. Dần dần tạo ra những khách hàng trung thành, luôn tin tưởng chọn sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp.
Nền tảng phát triển doanh nghiệp bền vững
Khi bạn có thương hiệu, một vị trí cho lòng khách hàng. Có lượng khách hàng trung thành, có niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Thì sau này, bạn có thể phát triển thêm sản phẩm khác thì khách hàng vẫn luôn tin tưởng và tin dùng sản phẩm của bạn.
Một sản phẩm mới ra đời của một thương hiệu uy tín, thì khách hàng sẽ dễ dàng tin dùng hơn là một sản phẩm của doanh nghiệp chưa có thương hiệu.
Đây chính là một trong những nền tảng để bạn có thể phát triển doanh nghiệp của bạn bền vững.
Phương pháp định vị thương hiệu nổi bật
JiDODigital tổng hợp và chia sẻ những phương pháp định vị thương hiệu (Brand Positioning). Sẽ giúp cho bạn định hướng được chiến lược thương hiệu của mình vượt lên đối thủ và tạo niềm tin từ phía khách hàng.
Định vị dựa vào chất lượng
Định vị chất lượng phụ thuộc và cảm nhận của từng khách hàng. Khách hàng A nói rằng xe máy Honda chất lượng tốt nhất, nhưng khách hàng B cho rằng Yamaha chất lượng hơn.
Doanh nghiệp nào có nhiều sự tin tưởng từ phía khách hàng thì doanh nghiệp càng thành công hơn khi xây dựng thương hiệu.
Có nhiều phương pháp định vị thương hiệu nhưng chất lượng là một trong yếu tốt quan trọng và cơ bản hàng đầu. Chất lượng sản phẩm tốt người tiêu dùng càng đánh giá cao, thương hiệu của bạn càng mạnh. Ngược lại, nếu chất lượng sản phẩm không tốt thì thương hiệu của bạn ít được chú ý và sẽ bị lu mờ.
Định vị dựa vào giá trị
Giá trị sản phẩm ở đây chính là những lợi ích mà khách hàng nhận được hơn so với số tiền mà họ ra. Trong quá khứ người ta cho rằng đây là những “thương hiệu giá rẻ”. Nhưng hiện nay, định vị dựa vào giá trị đã phát huy được sức mạnh của nó. Các thương hiệu định vị “giá rẻ” ra đời những vẫn để lại ấn tượng trong lòng khách hàng.
Ở Việt nam chúng ta có thương hiệu Vietjet air – Hãng hàng không giá rẻ nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dịch vụ hàng không. Nên vẫn duy trì được thương hiệu lâu dài và bền vững.
Định vị dựa vào tính năng
Tính năng sản phẩm, dịch vụ là một trong những yếu tố được khá nhiều doanh nghiệp sử dụng để làm thương hiệu. Ưu điểm của phương pháp này là đưa ra các thông số, thông tin rõ ràng, chi tiết, từ đó tạo được niềm tin của khách hàng.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có ngược điểm là đối thủ cạnh tranh cũng đưa ra sản phẩm/dịch vụ có tính năng độc đáo hơn, nổi bật hơn. Từ đó thương hiệu của bạn sẽ khó cạnh tranh hơn.
Định vị dựa vào mối quan hệ
Định vị thương hiệu dựa và mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Nếu một thương hiệu mạnh, tương tác tốt với khách hàng sẽ tạo sự tin tưởng, trung thành của khách hàng vào thương hiệu.
Định vị dựa vào mong muốn
Bất cứ ai mua sản phẩm hay dịch vụ đều mong muốn mình nhận lại được là gì. Và việc định vị thương hiệu dựa vào mong muốn khách hàng sẽ tạo ra được những động lực, điều kỳ diệu lớn, tạo dấu ấn trong tâm trí họ.
Định vị dựa vào mong muốn là tạo cho khách hàng niềm tin hay cảm giác thích thú khi họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Định vị dựa vào vấn đề/giải pháp
Một trong những phương pháp định vị thương hiệu gây ấn tượng mạnh và sâu sắc đó chính là giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Ví dụ như Acnes định vị mình là một thương hiệu chuyên cung cấp các giải pháp ngăn ngừa mụn thông qua các sản phẩm như gel trị mụn, sữa rửa mặt trị mụn, giấy thấm dầu ngừa mụn,…
Định vị dựa trên đối thủ
Chiến lược định vị này dựa trên sự so sánh với các đối thủ trực tiếp với mình. Điển hình mà bạn thường thấy đó chính là 2 thương hiệu Coca và Pesi
Định vị dựa vào cảm xúc
Đây là phương pháp mà nhiều thương hiệu áp dụng để định vị. Doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm/dịch vụ đến từ nhu cầu, mong muống, tình cảm, và hơn hết nó đánh trúng tâm lý, sở thích, sự quan tâm của khách hàng.
Định vị dựa trên công dụng
Nhiều thương hiệu đi theo một hướng khác là họ định vị dựa trên lợi ích mang lại cho khách hàng, hay chính là công dụng của sản phẩm. Đây là một định vị an toàn, chiếm được lòng tin và ưu ái của khách hàng.
Đọc thêm: Quảng bá thương hiệu là gì? Làm sao quảng bá thương hiệu hiệu quả
Chiến lược xây dựng định vị thương hiệu
Xác định định vị thương hiệu của bản thân
Bước đầu tiên trong quy trình là cần xác định bạn đang cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì, như thế nào. Một mặt hàng mới trên thị trường, hoặc có sẵn thì bạn có gì đặc biệt hơn không. Dựa trên 9 phương pháp định vị nêu trên, bạn cần xem xét mình định vị thương hiệu theo phương pháp nào.
Xác định đối tượng tiềm năng
Tiếp theo, bạn cần xác định đối tượng tiềm năng mà sản phẩm/dịch vụ bạn hướng tới. Nếu bạn xác định đúng đối tượng này sẽ giúp cho quy trình định vị thương hiệu hiệu quả và thành công hơn.
Ví dụ, doanh nghiệp cho ra sản phẩm sữa rửa mặt cao cấp. Đối tượng sẽ là phụ nữ từ 28-45 tuổi. Sống ở thành phố, có thu nhập cao, học thức… Với việc xác định đối tượng như vậy thì doanh nghiệp sẽ định vị dễ dàng hơn. Đưa ra những kế hoạch phù hợp với nhóm đối tượng này.
Để xác định được chân dung khách hàng thì bạn cần dựa trên phân tích 5W như sau:
Who: Ai sẽ là người mua? Ai sử dụng ? Ai gây ảnh hưởng ? …
What: Họ tìm kiếm điều gì ở sản phẩm ?
Why: Tại sao họ quan tâm tới điều đó ? Họ mua để làm gì ?
Where: Họ ở đâu ? Thuộc tầng lớp nào ? Địa điểm mua sắm nào gần gũii với họ?
When: Họ mua khi nào? Vào dịp nào ?
Xác định đối thủ cạnh tranh
Sau khi có được định hướng định vị cho bản thân doanh nghiệp thì ta cần phân tích các yếu tố cạnh trạnh đó là đối thủ. Phân tích để hiểu họ là ai, họ sử dụng chiến lược như thế nào, định vị thương hiệu của họ ra sao.
Từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu chưa được đáp ứng trên thị trường. Để ta có kế hoạch phát triển quy trình của mình hiệu quả hơn.
Phân tích đối thủ cạnh tranh có thể được chia thành các yếu tố sau:
+ Mục tiêu của đối thủ: Tìm hiểu mục tiêu của đối thủ là gì, họ làm gì để hoàn thành mục tiêu đó. Và bạn có thể hành động dựa trên những mục tiêu mà đối thủ đề ra.
+ Chiến lược của đối thủ: Khi đối thủ có mục tiêu thì bạn có thể tìm hiểu chiến lược của đối thủ. Đương nhiên đây là thông tin khó tìm hiểu. Bạn cần tìm hiểu kỹ các vấn đề như báo chí, chiến dịch quảng cáo của họ ntn, các hoạt động tuyển dụng, quảng cáo ra sao… từ đó bạn có thể hình dung được chiến lược mà đối thủ đang thực hiện.
+ Khả năng của đối thủ: Nhìn nhận được khả năng của đối thủ liệu rằng họ có thành công với chiến lược đã đề ra hay không? Nếu cùng chiến lược đó, doanh nghiệp bạn liệu có thành công hay thất bại. Bạn có thể đưa ra chiến lược cho riêng mình hoặc làm tốt hơn chiến lược mà đối thủ đề ra.
Khi bạn trả lời được những câu hỏi trên thì bạn cũng có cái nhìn toàn diện về khả năng của đối thủ là gì. Bạn cũng có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Điều này giúp bạn đầu tư và kế hoạch định vị thương hiệu một các hiệu quả nhất
So sánh vị trí thương hiệu với đối thủ
Định vị thương hiệu chính là cách làm cho thương hiệu của mình trở nên độc đáo giữa hàng nghìn thương hiệu khác.
Khi bạn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và so sánh sản phẩm của mình với họ, bạn có thể thấy các điểm yếu của họ. Và biến nó thành điểm mạnh của mình. Khi đó bạn sẽ biến thương hiệu của mình trở nên hiệu quả, độc nhất. Và đây chính là khởi đầu thuận lợi cho việc định vị thương hiệu trên thị trường.
Tạo một tuyên bố định vị thương hiệu (brand positioning statement)
Tuyên bố định vị là truyền đạt lại giá trị của thương hiệu mình cho khách hàng, giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu của mình so với đối thủ.
Bốn yếu tố cần thiết để tạo nên một tuyên bố định vị là:
Khách hàng mục tiêu: Tóm tắt thông tin của khách hàng mục tiêu mà thương hiệu bạn đang hướng tới.
Danh mục sản phẩm: Thương hiệu bạn cung cấp sản phẩm nào trên thị trường. Đang cạnh tranh với thương hiệu nào cùng danh mục sản phẩm.
Lợi ích sản phẩm: Bạn cần nêu bật được những lợi ích, giá trị mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm từ thương hiệu của bạn.
Lý do để tin tưởng: Bạn đưa ra Bằng chứng thuyết phục nhất cho lời hứa thương hiệu
Một tuyên bố định vị thường có cấu trúc như sau:
Đối với [khách hàng mục tiêu], [tên công ty] là [định nghĩa thị trường], mang lại [lời hứa thương hiệu] vì chỉ [tên công ty] là [lý do để tin tưởng].
Đọc thêm: Các bước Xây dựng kế hoạch truyền thông hấp dẫn
Kiểm tra tính hiệu quả của định vị thương hiệu
Bước cuối cùng, cũng là bước quan trọng nhất, chính là kiểm tra, thử nghiệm và tích cực thu thập phản hồi từ khách hàng. Xem liệu rằng định vị thương hiệu của bạn có đúng với mong muốn của bạn hay không.
Một định vị thương hiệu thông minh và được xây dựng tốt sẽ đáp ứng đủ tiêu chí 3C như sau:
Consumers: Đồng cảm với người tiêu dùng của bạn
Capabilities: Công ty của bạn có đủ khả năng đáp ứng lời hứa thương hiệu đó
Competitors: Định vị thương hiệu phải khác với đối thủ của bạn
Nếu bạn áp dụng quy trình xây dựng định vị thương hiệu đúng cách, đúng chuẩn sẽ giúp cho thương hiệu, doanh nghiệp của bạn giành thị phần rất lớn trên thị trường cạnh tranh như ngay nay.
Việc xây dựng một quy trình hay chiến lược định vị thương hiệu không phải là dễ, nó là cả một quá trình. Nhưng nếu bạn có chiến lược đúng đắn sẽ giúp bạn hiệu quả,thành công hơn mong đợi.
Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn
Đọc thêm: Các bước xây dựng và quảng cáo thương hiệu hiệu quả