Đối với mỗi doanh nghiệp thì vấn đề truyền thông là một trong những chiến dịch quan trọng. Điều này ảnh hưởng đến việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nếu thông điệp truyền thông của bạn hiệu quả thì sẽ gây ấn tượng với họ và cả thúc đẩy họ mua hàng và thậm chí là nâng cao và quảng bá được thương hiệu của doanh nghiệp trong họ.
Vậy các bước xây dựng một kế hoạch truyền thông gồm những gì? Và bí quyết xây dựng chiến dịch truyền thông hấp dẫn khách hàng? Hãy cùng với JiDOSEO tham khảo bài viết này
Xác định mục tiêu kinh doanh
Khi thành lập doanh nghiệp thì chắc hẵn bạn đã có kế hoạch kinh doanh lâu dài, đã có mục tiêu rõ ràng. Vậy thì kế hoạch truyền thông của bạn cũng bám theo những mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn đã đề ra. Đây chính là một trong những bước quan trọng trong việc lập kế hoạch truyền thông cho cả một doanh nghiệp.
Mục tiêu truyền thông
Câu hỏi đặt ra là bạn muốn gì, mà muốn đạt được gì sau kế hoạch truyền thông này?
Đó lợi nhuận, là nâng cao thương hiệu của bạn trong lòng khách hàng. Hãy bạn muốn nhiều hơn như thế?
Bạn cần xác định được mục tiêu của bạn, từ đó lên những ý tượng, content, chi phí…xoay quanh những vấn đề mà bạn đề ra.
Mục tiêu bạn nhắm đến là ai?
Tiếp theo bạn cần vạch ra được nhóm đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới? Có thể bạn truyền tải một thông điệp đến nhiều nhóm đối tượng khách nhau, nhưng làm như thế chưa chắc hiệu quả bằng việc bạn chia nhỏ nhóm đối tượng của bạn thành những cụ thể. Và đối với những nhóm cụ thể đó, bạn có những thông điệp rõ ràng, dành riêng cho họ.
Chính điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn trong việc đánh giá nhóm đối tượng nào hiệu quả với chiến dịch truyền thông.
Xây dựng thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông cần bám sát vào insight có được của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Thông điệp đưa ra phải đáp ứng được sự ngắn, gọn, súc tích, đủ sâu và thúc đẩy khách hàng hành động ngay sau những thông điệp đó.
Đây chính là khâu quan trọng trong kế hoạch truyền thông nhất. Vì nó tốn khá nhiều thời gian, công sức, chất xám và cả chi phí mới có được một thông điệp hoàn hảo và hiệu quả
Lên chiến lược truyền thông
Khi bạn có đã có được một thông điệp tốt rồi, thì bây giờ bạn truyền tải nó như thế nào. Bạn có thể đặt nó trong một câu chuyện hài, một câu chuyện đời thường hay là một câu chuyện cổ tích.
Và trong câu chuyện đó, bạn có thể tuyền tải thông điệp của mình vào cho cùng ngữ cảnh hợp lý thì để có thể thu hút được khách hàng hàng nhớ tới sản phẩm hay thương hiệu của bạn.
Chọn kênh và thiết kế vật phẩm truyền thông
Đối với sản phẩm của bạn thì bạn cần phải hiểu rằng, khách hàng của bạn đang tập trung ở kênh nào nhất. Và đối với từng kênh, bạn phải có những thiết kế vật phẩm, thiết kế thông điệp tương tứng với từng kênh đó.
Lên kế hoạch ngân sách duyệt chi
Những kênh truyền thông, những thông điệp bạn muốn truyền thông, kênh nào phải trả tiền, kênh nào miễn phí và bạn dự toán sẽ tốn bao nhiêu tiền cho kế hoạch truyền thông để đạt kết quả như đã đề ra ở bước mục tiêu truyền thông.
Cần lập kế hoạch thật kỹ để có thể đo lường, báo cáo và rút kinh nghiệm cho những đợt chiến dịch sau.
Tối ưu hóa và đo lường kết quả truyền thông
Một khi chiến dịch truyền thông đã chạy thì bạn cần theo dõi, đo lường liên tục để xác định nó có hiệu quả hay không? Nếu không thì bạn xem lại trong kế hoạch của mình cần xem xét những điểm nào, và cải thiện nó. Điều này giúp bạn tối ưu lại chiến dịch và mang lại hiệu quả hơn.
Trên đây là những bước cơ bản để xây dựng một chiến dịch truyền thông mà bạn cần nắm. Và trong quá trình xây dựng thì bạn cần có nhiều trải nghiệm để có thể đúc kết được kinh nghiệm của bạn.
Tiếp theo bài viết sẽ chia sẻ cho bạn những bí quyết để có thể giúp bạn có được những thông điệp truyền thông hấp dẫn
Bí quyết có những thông điệp truyền thông hấp dẫn
- Bắt đầu với Insight của khách hàng
Khởi điểm cho việc sáng tạo ra một chiến lược truyền thông thì Insight luôn là mối quan tâm của nhiều marketer. Và nếu bạn là người tìm ra được Insight thì bạn sẽ có được một chiến dịch thành công và bán được hàng.
Insight là gì? những suy nghĩ và mong muốn của khách hàng, nhưng ẩn giấu sâu ở bên trong. Nếu thấu hiểu được những mong muốn thầm kín này, nhãn hàng sẽ có thể đưa ra những giải pháp “gãi đúng chỗ ngứa”, làm khách hàng thoả mãn và tin dùng sản phẩm.
Tìm Insight rất khó, và không có một công thức chung nào trong việc tìm kiếm insight. Insight đòi hỏi bạn phải thực sự thấu hiểu khách hàng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng 4 bước sau để tìm insight cho sản phẩm/ chiến dịch của mình:
– Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: không những về các tiêu chí cơ bản như tuổi tác, giới tính nghề nghiệp… mà còn bao gồm cả những vấn đề gặp phải, lí do họ mua sản phẩm…
– Áp dụng xen kẽ nhiều hình thức như khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu, xin feedback,… Hãy liên tục tự đặt những câu hỏi “Tại sao” liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, đối thủ và khách hàng để đào sâu Insight nhất có thể
– Tổng hợp Insight: Sau khi thu thập dữ liệu, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều Insight nhỏ, vụn vặt và điều bạn cần làm tiếp theo là nhóm chúng lại để có thể đưa ra một Insight lớn, bao quát hơn
– Test insight: Đó hẳn là một cuộc điều tra Insight tốn công sức nhưng kết quả thì chưa chắc đã chính xác 100%. Vì vậy bạn cần test lại qua chiến dịch quảng cáo hay sản phẩm mới, chẳng hạn như phương pháp A/B testing.
Và khi bạn đã tìm được insight thì chúng ta sẽ tạo được ra một thông điệp truyền thông hiệu quả. Một insight tốt sẽ đem tới những cách nhìn mới mẻ và sâu sắc về nhu cầu của người tiêu dùng.
Hãy nhớ rằng nếu Insight là những nhu cầu, mong muốn, vấn đề (pain point) của khách hàng, thì thông điệp của bạn nên tập trung vào giải pháp dành cho khách hàng. Trong thông điệp của bạn, bạn cần nêu rõ ra được sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ đáp ứng, giải quyết được các vấn đề mà khách hàng của bạn đang gặp phải. Làm được như vậy thì chiến dịch của bạn mới thành công.
Đọc thêm: Các Bước Lập Kế Hoạch Quảng Cáo Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
- Tạo độ tin tưởng
Mục tiêu phải đạt được trong mọi thông điệp là sự tin tưởng. Và hai cách để chiến thắng lòng tin từ khách hàng qua thông điệp truyền thông là gắn kết cảm xúc và độ chân thành trong từng ngôn từ.
Do vậy, thông điệp của bạn cần phải hấp dẫn, khơi gợi và gắn kết cảm xúc của khách hàng.
Tùy thuộc vào đặc trưng từng ngành hàng mà bạn cũng cần có những ngôn từ và cảm xúc khác nhau. Ví dụ các sản phẩm về công nghệ thì cảm xúc sẽ là hiện đại, sang chảnh, thời thượng… hay đối với thực phẩm thì lại là thông điệp về sự an toàn.
Vậy nên bạn cần nắm bắt được tâm lý khách hàng để rồi vận dụng những thủ thuật khơi gợi cảm xúc, các thông điệp sẽ được truyền tải một cách mạnh mẽ và có sức lan tỏa hơn.
- Cô đọng và rõ ràng
Đây là hai yếu tố tối quan trọng, luôn đi liền và tương tác với nhau trong truyền thông. Nếu muốn rõ ràng thì hãy ngắn gọn. Và để giữ cho thông điệp ngắn gọn thì phải rõ ràng trong nội dung truyền tải.
Thông thường thì một chiến dịch truyền thông chỉ nên bao trọn 1-2 ý tưởng và thông điệp để tránh gây rối, tạo cảm giác phức tạp cho khách hàng. Khi đó, khách hàng có thể nhận biết và hiểu đâu chính là thông điệp chính.
Một điều tối kỵ khi viết thông điệp đó là dùng những từ ngữ trừu tượng, ẩn dụ khó hiểu. Chính điều này làm cho khách hàng bối rối. Hãy nhớ thông điệp hiệu quả cần ngắn gọn và dễ hiểu khiến người xem có thể nhận đoán ngay ra chỉ sau vài giây lướt qua nó.
- Hình ảnh hóa thông điệp hiệu quả
Một thông điệp hẫn dẫn hơn nếu như có hình ảnh minh họa đi kèm, và hiện tại thì nhiều thông điệp hiện nay lại chú trọng vào video. Chính hình ảnh/ video là công cụ hỗ trợ có tác động trực tiếp đến “cảm xúc” của khách hàng nhất.
Vậy nên khi thực hiện chiến dịch quảng cáo, hay truyền thông thì bạn cần lưu ý đến yếu tố này.
Về phần chữ thì vẫn luôn trung thành nguyên tắc muôn thuở ngắn gọn, cụ thể và bắt tai chút, đặc biệt với slogan/headline. Còn về phần hình, thì hãy cố chọn hoặc thiết kế sao cho điểm tập trung thật lớn và rõ ràng thì mới thực sự hút mắt.
Vậy qua bài viết, bạn đã có được kế hoạch xây dựng một chiến dịch truyền thông rồi đúng không?
Chúc bạn và doanh nghiệp thành công với chiến dịch truyền thông.
Và nếu bạn cần những chiến dịch truyền thông marketing online thì liên hệ với chúng tôi để được tư vấn
JiDODigital – Công ty Dịch vụ Marketing Online
Hotline: 0938.390.768 (Call/Zalo SMS)
Mail: jidodigital@gmail.com / Website: jidodigital.com
Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu cho những doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu