Thẻ meta Description là một trong những thẻ meta cần thiết và quan trọng trong seo. Trong quá trình tối ưu Onpage, mọi người hay chú trọng việc tối ưu thẻ này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, xuất hiện một “trường phái” SEO không cần tối ưu hay viết thẻ Meta Description.
Vậy hãy cùng với JiDoSEO tìm hiểu qua bài viết này
Thẻ Meta Description là gì?
Thẻ meta Description là một đoạn mô tả ngắn bạn thông báo với google, và google hiện thị đoạn mô tả này cho người dùng khi truy vấn nội dung mà họ muốn hướng tới. Đoạn mô tả ngắn này thường là nội dung khái quát của trang web, của bài viết, của sản phẩm để người dùng biết được bạn đang đề cập đến vấn đề gì.
Đa số các SEOer ngày này đều tự viết thẻ description cho mỗi bài viết, hoặc danh mục của mình để hướng theo nhu cầu, mục đích tìm kiếm của người dùng.
Tầm quan trọng của thẻ Description
Lưu ý với các bạn là đoạn mô tả ngắn này chỉ giới hạn 160 ký tự. (Xác nhận là từ năm 2018 thì google cập nhật lên 300 ký tự) Nên khi viết mô tả thẻ này các bạn cần viết chính xác, ngắn gọn nhưng “lột tả” được các thông tin cần thiết mà người dùng đang hướng tới. Điều này nó quyết định người dùng có kích vào trang web của bạn hay không.
Hiển thị những từ khóa website đang hướng tới. Thẻ này không làm tăng thứ hạng, mà nó là nội dung hiển thị cho người dùng. Nếu bạn chú ý, khi người dùng truy vấn ( tìm kiếm) những từ khóa mà có trong thẻ description thì nó sẽ in đậm trong đoạn mô tả. Điều này rất có ích cho bạn và cả người dùng.
Nhưng đối với những website hướng từ khóa, đặc biệt với những từ khóa cạnh tranh thì thẻ meta description là một phần rất quan trọng để thu hút traffic từ các search engines(bot tìm kiếm) thông qua những trang của bạn.
Thẻ Meta Description liệu có còn cần thiết?
Bài viết này mình sẽ cùng nghiên cứu và phân tích về “trường phái” làm seo không tối ưu hay không dùng thẻ Meta này.
Theo Matt Cutts có chia sẻ trên trang Twitter cá nhân thì ông không bao giờ viết gì vào thẻ Meta. Và ông cũng chia sẻ thêm rằng, đối với những trang web có quá nhiều thông tin, và có quá nhiều từ khóa chính, hoặc từ khóa cần SEO quá dài, thì việc không viết thẻ mô tả sẽ là một lựa chọn sáng suốt hơn là nhồi nhét từ khóa trong 150 – 156 ký tự của thẻ mô tả.
Hơn nữa, nếu có quá nhiều từ khóa cần SEO trong trang sẽ khiến cho chúng ta khó để chọn lựa từ khóa nào nên cho vào, và thậm chí là không thể đủ hết từ khóa cần SEO.
Nếu không tối ưu thẻ Description thì sao?
Lúc này thì Google sẽ tự động trích dẫn những đoạn văn bản có liên quan tới truy vấn, hay từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Và hiển thị những thông tin này cho người dùng.
Ví dụ: Ngay ở bài viết này, mình không viết gì về thẻ meta description cả. Nếu bạn tìm kiếm với từ khóa “ có cần tối ưu thẻ description” thì Google sẽ tự động trích dẫn một đoạn trong bài viết này chứa các thông tin liên quan với từ khóa trên.
Ưu điểm:
Thẻ mô tả sẽ tự động thay đổi mỗi khi người dùng sử dụng các từ khóa khác nhau. Ví dụ: người dùng tìm từ khóa 1, thì google sẽ trích 1 đoạn trong bài viết liên quan tới từ khóa 1. Và người dùng thứ 2, tìm từ khóa 2 thì google cũng sẽ tự động thay đổi đoạn mô tả khác để phù hợp với từ khóa 2.
Điều này giúp chúng ta có thể seo nhiều từ khóa trong cùng một bài viết.
Điều đặc biệt của việc không viết description và để google tự động điều hướng có thể là những nội dung liên quan nhất đến với truy vấn của người dùng. Và nó là nội dung hướng tới nhu cầu của người dùng nhất.
Mặc dù những đoạn mô tả này là tự động nhưng với thuật toán thông minh của google thì nó sẽ mang lại những thông tin gợi mở tốt nhất có liên quan đến chủ đề mà người dùng đang tìm kiếm. Vì nếu meta description có hay đến đâu mà không phù hợp với những gì mà người dùng đang cần và tìm kiếm thì họ cũng sẽ không click chuột vào trang.
Với những site về tin tức, nội dung nhiều và đa dạng thì việc không viết Description lại khá là tốt.
Nhược điểm:
Chính vì Google tự động trích đoạn mô tả nên đôi lúc sẽ không hấp dẫn người dùng. Trong bài viết bạn có thể dùng những từ ngữ gây kích thích, tò mò từ khách hàng. Tuy nhiên bạn không biết rằng liệu google có trích những đoạn có chứa những từ này hay không?
Nếu để Google tự động trích đoạn thì nội dung đoạn này sẽ không liền mạch, đôi lúc sẽ lấy từ nhiều đoạn khác nhau. Điều này đôi lúc làm cho người dùng không hiểu đoạn mô tả nói gì? Từ đó có thể ảnh hưởng đến vấn đề click vào trang web của bạn hay không?
Như bạn thấy trên hình: Bản thân mình hướng trang web về dịch vụ seo Đà nẵng, nếu mình gõ từ khóa “dịch vụ seo tại Đà nẵng” thì sẽ trích đoạn như hình ảnh 1, phía trên. Còn khi mình không viết thẻ Description thì google sẽ tự động lấy trích dẫn có chứa từ khóa là “jidodigital.com” và được bôi đậm lên. Tuy nhiên, đoạn mô tả này không hấp dẫn cho lắm.
Thường đối với những trang sản phẩm thì không nên theo “thủ thuật” này.
Ngược lại, với những trang hình ảnh, tin tức thì đây là điều cần thiết, vì nội dung bạn khá nhiều.
Kết Luận
Thẻ Meta Description là thẻ khá cần thiết trong SEO. Và với 2 phương pháp mình đưa ra thì phương pháp này cũng có nhược điểm và ưu điểm riêng của nó. Tùy theo nhiều trường hợp mà bạn nên áp dụng linh hoạt. Để tạo hiệu quả trong SEO.
Không nên lạm dụng quá sẽ gây phản tác dụng cho bạn. Nếu bạn có chia sẻ ý kiến gì thì có thể bình luận, cùng trao đổi