Kế hoạch xây dựng nội dung và phát triển website

Hiện nay vấn đề online luôn được các doanh nghiệp chú ý và phát triển. Họ nghĩ rằng chỉ cần lập ra một fanpage, hay một website là có thể phát triển online, bán hàng online được rồi. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp tạo ra website mà không phát triển nó thì coi như vứt. Đơn giản là họ chưa có một kế hoạch hay một định hướng phát triển website là như thế nào cả.

Với việc hoạch định, lên kế hoạch phát triển website không chi giúp cho website hoạt động hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp nâng cao doanh số mà còn giúp cho doanh nghiệp khẳng định được vị thế và thương hiệu của mình trên thị trường kể cả thị trường online.

Ngược lại, nếu bạn không có được 1 kế hoạch lập và phát triển website, bạn làm ra và để đó, không có người chăm sóc. Thì đó là một công cụ tiếp cận khách hàng vô ích. Nó không mang lại hiệu quả, và thậm chí bạn lại mất đi một khoản chi phí đầu tư của doanh nghiệp. sẽ chỉ là một kênh tiếp cận vô ích, không mang lại hiệu quả thậm chí còn có thể xem là sự phung phí ngân sách của doanh nghiệp.

Hiện nay chủ yếu là website bán hàng và website nội dung tin tức. Về cơ bản kế hoạch phát triển 2 dạng này giống nhau, nên trong bài viết này của JiDOSEO sẽ chia sẻ lập kế hoạch, chiến lược phát triển website để bạn tạo ra một kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả.

kế hoạch xây dựng và phát triển website
Kế hoạch xây dựng và phát triển website

Mục đích của việc xây dựng website

Khi bạn quyết định xây dựng website, chắc chắc bạn đã có được chủ đích của bạn rồi. Lập website để giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Lập website để giới thiệu dịch vụ, quảng bá thương hiệu. Hoặc giới thiệu doanh nghiệp, đăng tin tuyển dụng, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức…

Khi bạn xác định được mục đích, thì việc làm website và lên kế hoạch sẽ dễ dàng hơn.

Xác định đối tượng khách hàng của doanh nghiệp

Khi bạn xác định được mục đích của việc thiết kế website thì bạn định hướng được đối tượng mà bạn hướng đến là ai.

Bạn lập website bán hàng cho ai, là người như thế nào?

Ví dụ: Bạn bán thời trang nữ thì đối tượng bạn hướng đến là nữ

Website tin tức: hướng đến là tất cả mọi người.

Website bán đồ ăn trưa văn phòng thì đối tượng hướng đến là dân công sở, văn phòng.

Website dịch vụ như mình thì hướng đến là các doanh nghiệp cần dịch vụ marketing online.

Tại sao bạn cần làm điều này, vì khi xác định được đối tượng khách hàng, hiểu được nhu cầu, tâm lý, độ tuổi… thì lúc đó bạn sẽ thiết kế với website với những giao diện phù hợp, chức năng cần có,  và xây dựng nội dung hướng đến khách hàng tiềm năng như thế nào.

Ngoài ra, việc xác định đối tượng truy cập và website sẽ giúp cho bạn SEO web, hay chạy quảng cáo sẽ đơn giản và dễ dàng hơn.

Xác định tên miền, giao diện website

Khi bạn xác định thiết kế web và phát triển nó thì tiếp theo bạn lựa chọn tên miền cho phù hợp.

Thông thường thì hiện này tên miền được lấy theo dịch vụ/ sản phẩm mà bạn đang kinh doanh cùng với thương hiệu của bạn. Lý do, khi đọc thấy tên miền thì khách hàng hay người dùng có thể nhận ra ngay được website của bạn đang nói về cái gì? Cùng với đó là thương hiệu tạo sự khác biệt giữ muôn vàn đối thủ trên online.

Về giao diện hiện này thì có 2 dạng giao diện chính đó blog và dạng bán hàng. Với dạng nào thì chăng nữa thì bạn cần đáp ứng được UX/UI.

trãi nghiệm người dùng
Trãi nghiệm người dùng

UI là viết tắt của từ User Interface có nghĩa là giao diện người dùng. Hiểu một cách đơn giản nhất thì UI bao gồm tất cả những gì người dùng có thể nhìn thấy như: màu sắc web, bố cục sắp xếp như thế nào, web/app sử dụng fonts chữ gì, hình ảnh trên web có hấp dẫn hay không,…

UX là viết tắt của từ User Experience có nghĩa là trải nghiệm người dùng. Đơn giản hơn thì UX là những đánh giá của người dùng có dễ sử dụng hay không, có thân việc bố trí sắp xếp bố cục như vậy đã được hay chưa? sản phẩm đó có đạt được mục đích đề ra không.

Nếu bạn không có chuyên môn về việc thiết kế giao diện thì hãy nhờ 1 đơn vị chuyên nghiệp giúp bạn điều này.

Sau khi có được tên miền, lên website thì kế hoạch tiếp theo sẽ là Kế hoạch phát triển nội dung cho website

Nội dung có vai trò quan trọng thế nào?

Kế hoạch xây dựng nội dung website
Kế hoạch xây dựng nội dung website

Đầu tiên phải kể đến là sẽ được Google đánh giá tốt hơn, và sẽ xếp website ở thứ hạng cao hơn vì luôn cập nhật, cung cấp những kiến thức, thông tin cho người dùng.

Khi bạn chia sẻ nội dung hay, hấp dẫn thì người dùng sẽ tin tưởng, tăng thời gian ở lại website và tăng khả năng mua hàng nhiều hơn.

Nội dung có giá trị cho người đọc sẽ làm tăng sự uy tín, chuyên nghiệp của họ đối với thương hiệu, doanh nghiệp của bạn.

Lượt truy cập đến với website của bạn nhiều hơn, từ đó tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Nhưng Cách xây dựng nội dung website như thế nào, đây chính là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp vẫn đang thắc mắc.

Để trả lời điều này thì chính ở phần 1 mình có giới thiệu, đó chính là xác định được đối tượng của bạn đang hướng tới. Và viết nội dung chia sẻ, kiến thức, kinh nghiệp của lĩnh vực bạn liên quan tới nhóm đối tượng đó.

Ví dụ: Bạn làm website bán hàng giày dép nữ. Thì bạn sẽ viết những vấn đề về cách chọn giày, mix đồ thời trang, chia sẻ các gu, xu hướng thời trang… mà các bạn nữ quan tâm. Khi đó khách hàng truy cập nhiều sẽ là các bạn nữ, và bạn sử dụng nghệ thuật dẫn dắt khách hàng để có thể bán được giày.

Một yếu tố mà bạn cần quan tâm đó chính là chất lượng nội dung của bạn. Một nội dung chất lượng sẽ giúp cho khách hàng có cái nhìn chuyên nghiệp về doanh nghiệp của bạn hơn một website có nội dung nghèo nàn và không hữu ích cho người đọc.

Đọc thêm: Nếu muốn thăng hạng nội dung website, hãy làm ngay 10 điều này

Quy trình xây dựng nội dung cho website

Bước 1: Xác định các nhóm đối tượng, khách hàng tiềm năng của bạn như mình nói ở phần 1: độ tuổi, giới tính, đặc điểm, sở thích, nhu cầu…

Bước 2: Lên các nhóm ý tưởng về nội dung. Dựa vào các chủ đề này bạn sẽ viết được đa dạng nội dung hơn:

Nội dung mang tính hướng dẫn, thủ thuật

Nội dung mang tính chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết

Nội dung mang tính trải nghiệm, chia sẻ câu chuyện có thật

Nội dung liên quan đến các chính sách khuyến mãi

Nội dung mang tính phân tích, so sánh, review …

Xây dựng các bài viết liên quan đến thương hiệu của doanh nghiệp của bạn

Bước 3: Sau khi xác định được nội dung, chủ đề mà bạn cần viết thì lên Google kiểm tra, nội dung đó đã được cập nhật chưa.

Nếu rồi thì bạn cần tạo ra một tiêu đề, và một nội dung hấp dẫn hơn, khác biệt hơn sẽ với các bài viết trước đó. Kinh nghiệm là bạn nên đọc từ 3 đến 5 nội dung đầu tiên ( Nội dung của đối thủ, báo chí), nhặt ra các ý chính trong các nội dung này để lên kế hoạch viết nội dung cho mình.

Bước 4: Bắt đầu viết và biên soạn nội dung lên website một cách chuyên nghiệp.

+ Xác định bố cục bài viết Gồm 3 phần

Mở bài: Nên ngắn gọn, xúc tích, giữ chân được người dùng đọc tiếp (Thường thì sẽ là giật title bổ sung cho tiêu đề)

Thân bài: là những nội dung chính mà chúng ta muốn truyền đạt đến người dùng.

Kết bài: Chốt lại vấn đề cần giải quyết, hoặc kêu gọi hành động cụ thể, hoặc điều hướng người đọc sang một bài viết khác.

Quan trọng: Cần phải giữ được sự chặt chẽ giữa các phần với nhau

+ Làm đẹp cho bài viết

Tiêu đề ngắn gọn, xúc tích, tạo kích thích người đọc

Bôi đậm, in nghiêng, gạch chân những từ mà bạn cần nhấn mạnh.

Dùng bullets

Dùng trích dẫn hoặc highlight box

Sử dụng ảnh đẹp và chuyên nghiệp

Sử dụng video

Tạo liên kết trong bài viết, dẫn người đọc tiếp những bài viết liên quan. Đó là phương pháp giữ chân người dùng.

Bước 5: Khi bạn xuất bản nội dung trên website thì chưa đạt thứ hạng cao để người tìm trên google click vào website của bạn đâu. Vậy nên, bạn cần phải chia sẻ trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn, các group để khách hàng nhìn thấy và vào website của bạn để đọc. Bạn có thể sử dụng công cụ để đo lường được bao nhiêu lượt xem, họ đến từ đâu, xem bài viết đó bao lâu… Rồi từ đó bạn sẽ dần cải thiện được nội dung cho bài viết này.

Đọc thêm bài viết: Các Yếu Tố Và Cách Thu Hút Khách Hàng Vào Website Của Bạn

Cài đặt công cụ đo lường website

Công cụ đo lường website

Một điều cần thiết trong kế hoạch phát triển website đó chính là đo lường website. Và Công cụ mà mình giới thiệu đó chính là Google Analytic. Đây là công cụ của Google phát triển, nên bạn hoàn toàn yên tâm khi cài đặt công cụ này vào để theo dõi website.

Xem công cụ tại đây: https://analytics.google.com/analytics/web/

Với Analytic Bạn có thể đo lường các chỉ số như:

Số lượng người dùng đã truy cập vào website

Người dùng truy cập vào từ nguồn nào: facebook, gõ trực tiếp, từ bên thứ 3…

Thời gian họ ở lại trung bình là bao lâu

Họ có click vào bài viết khác không, hay chỉ đọc 1 bài rồi out ra…

Và rất nhiều yếu tố khác nữa.

Khi bạn đo lường được như vậy, thì bạn cần tối ưu lại nội dung của mình. Bạn đặt ra câu hỏi: Tại sao khách vào đọc bài này xong rồi out ra? -> Bạn thiếu dẫn dắt người đọc qua bài viết khác? Hay nội dung của bạn không đủ hấp dẫn để lôi kéo người dùng ở lại website?…

Và điều này giúp bạn có cái nhìn tổng thể về website của mình. Từ đó đưa ra kế hoạch và định hướng phát triển website trong thời gian tới.

Đọc thêm: Các bước Xây dựng kế hoạch truyền thông hấp dẫn

Đặt ra các mục tiêu cụ thể

Một trong các yếu tố quan trọng nhất khi lên kế hoạch xây dựng và phát triển website nữa đó chính là mục tiêu cụ thể.

Các mục tiêu liên quan đến website có thể là:

– Số lượng truy cập/người truy cập

– Tỷ lệ bounce rate

– Time on site (thời gian người dùng ở lại trên trang)

– Số lượng khách hàng tiềm năng mới

– Tổng lượng hàng hóa bán được

– Thứ hạng SEO tổng thể website

Để theo dõi những mục tiêu này định kỳ, bạn sẽ dựa vào các công cụ theo dõi, phân tích website như Google Analytic mà mình nói ở trên chẳng hạn. Và khi bạn chưa đạt mục tiêu hay đã đạt thì bạn cần làm gì tiếp theo. Lại lên một mục tiêu mới và bắt đầu thực hiện mục tiêu đó. Đó chính là định hướng phát triển website của bạn.

Vậy qua bài viết này, bạn đã hình dung được kế hoạch phát triển nội dung và định hướng phát triển website rồi đúng không?

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

Đọc thêm: Tổng hợp các cách làm sao để quảng bá thương hiệu thành công